leftcenterrightdel
 

Cận thị dễ xảy ra khi sống trong môi trường thiếu ánh sáng và không tuân thủ khoảng cách nhìn tối thiểu. Để giữ cho đôi mắt khỏe mạnh bạn nên ra ngoài hấp thụ ánh sáng mặt trời thường xuyên. Vậy "Nhìn mặt trời chữa cận thị được không?"

1. Cận thị là gì?

Cận thị là tình trạng bạn có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng các vật ở xa lại bị mờ. Cận thị xảy ra khi hình dạng của mắt khiến các tia sáng bị bẻ cong (khúc xạ) không chính xác, tập trung hình ảnh ở phía trước võng mạc thay vì trên võng mạc của bạn.

leftcenterrightdel
Cận thị xảy ra khi hình dạng của mắt khiến các tia sáng bị bẻ cong (khúc xạ) không chính xác (Ảnh: Internet) 

 

Khám mắt cơ bản có thể xác nhận cận thị. Bạn có thể bù độ mờ bằng kính đeo mắt, kính áp tròng hoặc phẫu thuật khúc xạ.

2. Nguyên nhân và triệu chứng khi bị cận thị

2.1. Nguyên nhân gây ra cận thị

Mắt có hai bộ phận tập trung gồm:

- Giác mạc: là mặt trước trong suốt, hình vòm.

- Thấu kính: là cấu trúc rõ ràng về kích thước và hình dạng.

leftcenterrightdel
 Dùng thiết bị điện tử quá nhiều trong thời gian dài sẽ dẫn tới tật cận thị (Ảnh: Internet)

 

Tật khúc xạ xảy ra khi giác mạc hoặc thủy tinh thể không cong đều và trơn tru, các tia sáng không được khúc xạ đúng cách. Một số yếu tố có thể làm tăng khả năng phát triển cận thị, chẳng hạn như:

- Di truyền học: Cận thị có xu hướng gia đình, nếu bố mẹ bạn bị cận thị, bạn sẽ có nguy cơ phát triển tình trạng này. 

- Điều kiện môi trường: Thiếu thời gian ở ngoài trời có thể làm tăng nguy cơ phát triển tật cận thị.

- Thói quen: Việc sử dụng các thiết bị điện từ quá nhiều, nhìn sách vở, ti vi quá gần, thiếu ánh sáng trong thời gian dài cũng là nguyên nhân dẫn tới cận thị. 

2.2. Triệu chứng của tật cận thị

Để bước đầu nhận định có bị cận thị hay không, các bạn có thể dựa vào một vài triệu chứng như:

- Nhìn mờ khi nhìn các vật thể ở xa

- Cần phải nheo mắt hoặc nhắm một phần mí mắt để nhìn rõ

- Nhức đầu do mỏi mắt

- Khó nhìn khi lái xe, đặc biệt là vào ban đêm (cận thị ban đêm)

leftcenterrightdel
Triệu chứng điển hình của cận thị là nhìn mờ khi nhìn các vật thể ở xa (Ảnh: Internet) 

 

Cận thị thường được phát hiện lần đầu tiên trong thời thơ ấu và thường được chẩn đoán từ những năm đầu đi học cho đến thiếu niên. Một đứa trẻ, người lớn bị cận thị có thể:

- Liên tục nheo mắt

- Cần ngồi gần tivi, màn hình chiếu phim hoặc phía trước lớp học

- Không nhận biết được các vật thể ở xa

- Nháy mắt quá mức

- Dụi mắt thường xuyên

2.3. Những khó khăn khi bị cận thị

Cận thị ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống như:

- Giảm chất lượng cuộc sống: Cận thị làm hạn chế tầm nhìn ảnh hưởng đến cuộc sống hoạt động hàng ngày của bạn.

- Mỏi mắt: Cận thị không được điều chỉnh khiến bạn phải nheo mắt thường xuyên gây mất căng thẳng để duy trì sự tập trung.

- Có thể gây nguy hiểm trong một số trường hợp: Cận thị ảnh hưởng đến quá trình lái xe khiến không nhìn rõ đường đi, đặc biệt khi thời tiết xấu. Điều này có thể gây ra tai nạn. 

- Tài chính: Chi phí sửa kính, khám mắt, điều trị y tế tăng dần theo mỗi năm.

3. Nhìn mặt trời có thể chữa cận thị không?

Theo nghiên cứu, thời gian bạn ở bên ngoài nhiều hơn có thể giúp bạn giảm cận thị, cụ thể:

- Một giờ dưới ánh mặt trời trong một tuần làm giảm nguy cơ cận thị xuống 14%

- Đối với trẻ em bị cận (do di truyền) sẽ ít cần đeo kính hơn nếu ở bên ngoài trung bình 2 giờ/ngày.

Lưu ý, mặc dù ánh nắng mặt trời rất tốt cho sức khoẻ của mắt nhưng không nên nhìn thẳng vào mặt trời, điều này làm chói mắt, thậm chí không có tác dụng mà còn ảnh hưởng đến mắt. Vì vậy, bạn chỉ cần tắm nắng như thông thường là mắt có thể hấp thu ánh sáng mặt trời. 

Hơn nữa, cơ thể cần ánh sáng để tiết ra loại hormone gọi là melatonin hỗ trợ điều chỉnh chu kỳ thức và ngủ. Vùng dưới não sử dụng ánh sáng mặt trời như một tín hiệu để điều chỉnh hormone, nhiệt độ, khát, đói và huyết áp. Vì vậy, ánh sáng mặt trời, đặc biệt là vào buổi sáng rất quan trọng để có sức khỏe tốt.

Không những thế, khi bạn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời buổi sáng sẽ kích hoạt men cytochrome oxidase (một phần của ty thể trong tế bào) làm hoạt động tế bào của võng mạc tăng lên. Nhờ đó làm tăng đặc tính chống oxy hóa cao, giúp cơ thể giải phóng dopamine từ võng mạc nhằm ngăn ngừa và giảm nguy cơ bị cận thị.

Tuy nhiên, bức xạ mặt trời ngày càng nóng lên gây khô hạn, hạn hán. Do tầng ozon đã mỏng đi, nhiều tia bức xạ mặt trời xuyên qua bầu khí quyển dẫn đến tổn hại sức khỏe. Vì vậy, khi bạn tiếp xúc với ánh nắng nên bôi kem chống nắng hai giờ một lần để bảo vệ khỏi tia UVA và UVB. Đặc biệt, tránh ra ngoài từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều bởi thời gian này là thời gian ánh nắng mạnh nhất có thể gây cháy da, ung thư da và đục thủy tinh thể.

Qua bài viết trên có thể thấy rằng, hầu hết trẻ em, người lớn dành nhiều thời gian ở trong nhà nên dễ dẫn đến cận thị do thiếu ánh sáng mặt trời tự nhiên. Các quá trình sinh học nhất định phụ thuộc vào tia UV do mặt trời cung cấp. Vì vậy, bạn nên thường xuyên ra ngoài thay vì ở trong nhà để tránh xảy ra tình trạng bị cận thị, những người bị cận có thể cải thiện độ nhìn tốt hơn. 

Hằng Vũ (Nguồn: Naturaleyecare.com)