Acid uric cao là bao nhiêu?

Acid uric là sản phẩm chuyển hóa xảy ra tự nhiên trong cơ thể chúng ta. Acid uric máu có nguồn gốc nội sinh là khi các tế bào bị chết, nhân của chúng sẽ bị phá hủy và chuyến hóa thành axit uric. 

Acid uric máu có nguồn gốc ngoại sinh xuất phát từ các loại thức ăn động vật như thịt, cá và một số con đường chuyển hóa khác.

Nồng độ acid uric máu bình thường vào khoảng 420micromol/lít ở nam giới và 360 micromol/lít ở nữ giới. Khi nồng độ vượt quá ngưỡng trên thì được gọi là tăng acid uric máu. Hàng ngày, lượng acid uric dư thừa sẽ được đào thải 80% qua nước tiểu và khoảng 20% qua đường tiêu hóa và mồ hôi.

Có rất nhiều nguyên nhân gây tăng acid uric máu nhưng do hai nhóm chính: tăng tổng hợp acid uric (do ăn quá nhiều thịt cá, do rối loạn chuyển hóa axit uric bẩm sinh) và giảm đào thải acid uric (do suy thận...).

Những bệnh lý liên quan đến acid uric - Ảnh 2.
Tăng acid uric máu còn là yếu tố nguy cơ của rất nhiều loại bệnh nguy hiểm.

Acid uric liên quan đến những bệnh lý nào?

Tăng huyết ápTăng huyết áp (THA) cao hơn đáng kể ở những bệnh nhân có acid uric máu cao >400 µmol/l so với những người có acid uric máu <200µmol/l. 

Trong số những bệnh nhân tăng huyết áp không điều trị, hiện tượng suy giảm dòng máu động mạch vành ở người có kèm tăng acid uric máu cao hơn đáng kể so với người có acid uric máu bình thường. 

Như vậy, tăng acid uric máu liên quan với tăng huyết áp và là một yếu tố nguy cơ độc lập của tổn thương cơ quan đích trong bệnh tăng huyết áp.

Bệnh suy tim: Tăng acid uric máu được tìm thấy ở 60% bệnh nhân nhập viện vì suy tim mạn tính mất bù. Thêm vào đó, tăng acid uric máu liên quan tới tình trạng đề kháng insulin, thiếu oxy mô, tăng sản xuất cytokine và các gốc tự do có thể ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch, tiên lượng ở những bệnh nhân này xấu đi.

Bệnh nhồi máu cơ tim: Ở những bệnh nhân tăng acid uric máu có 20,1% bị hội chứng chuyển hóa, trong khi ở bệnh nhân không tăng acid uric máu thì con số này là 15,3%. 

Đồng thời, tăng acid uric máu có liên quan với tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột tử do tim ở những bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa.

Bệnh tiểu đường: Một số nghiên cứu cho thấy, khoảng 25% những người bị tiểu đường type 2 có tăng acid uric máu, nồng độ acid uric máu liên quan trực tiếp với lượng albumin bài xuất ra nước tiểu. Giảm acid uric máu làm giảm tổn thương thận ở chuột bị tiểu đường. Những người đàn ông bị gout có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường trong tương lai.

Xơ vữa mạch cảnhNgày càng có nhiều nghiên cứu cho kết quả thuyết phục rằng tăng acid uric máu có liên quan chặt chẽ với hội chứng chuyển hóa và xơ vữa động mạch cảnh do làm tổn thương lớp nội mô mạch máu.

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD): Nồng độ acid uric cao trong huyết thanh có liên quan với tăng nguy cơ phát triển của gan nhiễm mỡ không do rượu.

Béo phì: Chỉ số khối cơ thể (BMI) > 25 làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout lên 5 lần so với người không béo phì.

Rối loạn lipid máuTrong số các bệnh nhân gout có khoảng 20% bị tăng cholesterol, và lên tới 40% bị tăng triglyceride máu.

Đột quỵ và tử vongTăng acid uric là yếu tố nguy cơ cho bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và là yếu tố nguy cơ độc lập của tử vong tim mạch. 

Một tổng hợp của 16 nghiên cứu trên 238.449 người cho thấy, tăng acid uric máu có liên quan với tăng nguy cơ đáng kể của cả hai tỷ lệ đột quỵ và tử vong.

Những bệnh lý liên quan đến acid uric - Ảnh 3.

Tăng acid uric máu liên quan với tăng huyết áp.

Bệnh lý thậnVới các bệnh lý thận, các nghiên cứu thực nghiệm trên động vật và thử nghiệm lâm sàng đều gợi ý rằng việc tăng axid uric có thể dẫn tới bệnh thận mà không do lắng đọng tinh thể urate. 

Tăng acid uric có ảnh hưởng đến chức năng thận thông qua việc gây tổn thương các mạch máu thận, làm mất cơ chế tự điều hòa của thận, đặc biệt ở các bệnh nhân đái tháo đường. Điều trị làm giảm nồng độ acid uric máu giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh lý thận, nhất là ở những bệnh nhân có lượng acid uric máu rất cao.

Tăng acid uric máu đặc biệt có liên quan đến các bệnh lý mạch ngoại vi, mạch cảnh, tiền sản giật và chứng sa sút trí tuệ có nguồn gốc mạch máu. Các nghiên cứu cũng đã chứng minh được việc điều trị hạ acid uric góp phần làm ngăn ngừa hoặc giảm tiến triển của các bệnh lý này trên thực nghiệm và lâm sàng.

Do đó, những người có acid uric máu cao, dù chưa bị bệnh gout, cũng cần theo dõi chặt chẽ trị số acid uric máu của mình và tầm soát những bệnh lý có liên quan nói trên.

Theo suckhoedoisong.vn