|
Tôm là loại thực phẩm có nhiều cách chế biến trong chế độ ăn để bổ sung kẽm cho cơ thể. Ảnh: Kiều Vũ |
Thiếu kẽm sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý trong cơ thể. Một số dấu hiệu của tình trạng thiếu kẽm dễ nhận thấy là rụng tóc, móng tay giòn dễ gãy và có đốm trắng, loét miệng…
Trong đó rụng tóc là một trong những triệu chứng chính để nghĩ tới việc cơ thể thiếu kẽm. Kẽm là khoáng chất thiết yếu cho sự nhân lên của tế bào và hấp thu protein, những chức năng này rất quan trọng để có mái tóc dày, bóng mượt.
Khi móng tay mọc chậm, giòn và dễ gãy cũng là một trong những dấu hiệu của triệu chứng thiếu kẽm. Sở dĩ như vậy vì cơ thể cần lượng kẽm ổn định để phát triển mô và tế bào ở móng. Biểu hiện nặng nhất khi cơ thể thiếu kẽm là những đốm trắng xuất hiện trên móng tay.
Có những loại thực phẩm bổ sung vào chế độ ăn để cung cấp đủ kẽm cho cơ thể, gồm:
Động vật có vỏ
Động vật có vỏ như hàu, cua, sò, hến... là loại thực phẩm nhiều kẽm và ít calo. Với hàu, chỉ 6 con hàu cỡ trung bình đã cung cấp 32mg kẽm, tương đương 291% lượng kẽm yêu cầu của 1 ngày. Tôm và trai là loài động vật cỏ vỏ nhỏ nhưng cũng là nguồn cung cấp kẽm tốt.
Hạt bí và hạt vừng
Các loại hạt cũng chứa một lượng kẽm đáng kể. Trong đó phải kể tới hạt bí và hạt vừng. Bên cạnh việc bổ sung lượng kẽm, hạt còn góp phần bổ sung chất xơ, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất. Các loại hạt này cũng có tác dụng giảm cholesterol. Cách bổ sung đơn giản và hiệu quả nhất là thêm bí ngô hoặc hạt bí vào các món salat, súp, sữa chua. Tẩm vừng vào một số món ăn như đậu phụ sốt chua ngọt, khoai lang chiên tẩm vừng…
Sữa
Sữa và phô mai là hai thực phẩm chứa một lượng kẽm đáng chú ý. Hầu hết kẽm trong các loại thực phẩm này có thể được cơ thể hấp thụ tối đa. Bên cạnh đó, những thực phẩm này cũng đi kèm với một số chất dinh dưỡng khác được coi là quan trọng đối với sức khỏe của xương, bao gồm protein, canxi, vitamin D.
Theo laodong