leftcenterrightdel
 

Tập trung vào hơi thở của bạn: Những suy nghĩ lo lắng về công việc, trường học và các mối quan hệ là nguyên nhân phổ biến của chứng mất ngủ. Các bài tập thở sâu có thể giúp bạn làm dịu tâm trí và dễ dàng đi vào giấc ngủ. Bạn có thể bắt đầu bằng cách tập trung vào hơi thở của mình. Hít vào thật sâu trong khi đếm đến 5, sau đó thở ra khi đếm đến 5. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tập thiền để dễ ngủ.

Ngủ ở nơi yên tĩnh: Ngủ thiếp đi với chiếc TV đang bật có vẻ hấp dẫn, nhưng nguồn âm thanh này có thể khiến bạn khó ngủ sâu. Bạn nên ngủ ở không gian yên tĩnh đê giúp cơ thể giảm căng thẳng trước khi ngủ.

Ngủ ở nơi yên tĩnh: Ngủ thiếp đi với chiếc TV đang bật có vẻ hấp dẫn, nhưng nguồn âm thanh này có thể khiến bạn khó ngủ sâu. Bạn nên ngủ ở không gian yên tĩnh đê giúp cơ thể giảm căng thẳng trước khi ngủ.

Cố gắng để cơ thể thoải mái trước khi đi ngủ: Sự thoải mái của cơ thể có tác động đáng kể đến khả năng chìm vào giấc ngủ của bạn. Bạn có thể tìm mua các loại gối, đệm, chăn có chất lượng tốt hơn để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nhiệt độ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho cơ thể thoải mái. Bạn có thể bật điều hòa để dễ ngủ hơn.

Cố gắng để cơ thể thoải mái trước khi đi ngủ: Sự thoải mái của cơ thể có tác động đáng kể đến khả năng chìm vào giấc ngủ của bạn. Bạn có thể tìm mua các loại gối, đệm, chăn có chất lượng tốt hơn để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nhiệt độ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho cơ thể thoải mái. Bạn có thể bật điều hòa để dễ ngủ hơn.

Uống melatonin trước khi ngủ: Melatonin là một chất hỗ trợ giấc ngủ tự nhiên, không phải là thuốc ngủ, có tác dụng điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể bạn và giúp bạn sẵn sàng đi vào giấc ngủ. Để melatonin phát huy hiệu quả, hãy uống melatonin 2 giờ trước khi bạn muốn đi ngủ và chỉ nên uống tối đa 10 miligam melatonin mỗi đêm.

Uống melatonin trước khi ngủ: Melatonin là một chất hỗ trợ giấc ngủ tự nhiên, không phải là thuốc ngủ, có tác dụng điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể bạn và giúp bạn sẵn sàng đi vào giấc ngủ. Để melatonin phát huy hiệu quả, hãy uống melatonin 2 giờ trước khi bạn muốn đi ngủ và chỉ nên uống tối đa 10 miligam melatonin mỗi đêm.

Tránh tiếp xúc với ánh sáng xanh trước khi ngủ: Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử có khả năng tăng cường sự tỉnh táo của bộ não. Ngoài ra, anh sáng xanh có thể điều chỉnh nhịp sinh học và mức melatonin của bạn. Đó là lý do tại sao việc tiếp xúc với ánh sáng ban đêm có thể gây rối loạn giấc ngủ của bạn. Để giảm tác động của ánh sáng xanh, hãy tránh xa các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.

Tránh tiếp xúc với ánh sáng xanh trước khi ngủ: Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử có khả năng tăng cường sự tỉnh táo của bộ não. Ngoài ra, anh sáng xanh có thể điều chỉnh nhịp sinh học và mức melatonin của bạn. Đó là lý do tại sao việc tiếp xúc với ánh sáng ban đêm có thể gây rối loạn giấc ngủ của bạn. Để giảm tác động của ánh sáng xanh, hãy tránh xa các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.

Uống thử trà thảo dược trước khi ngủ: Bạn có thể thử các loại trà thảo mộc giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ như trà hoa cúc và hoa oải hương. Đặc biệt, trà hoa cúc có chứa một loại dưỡng chất gọi là apigenin. Chất này tự liên kết với các thụ thể benzodiazepine trong não của cơ thể, nhờ đó có thể giúp giảm lo lắng và giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

Uống thử trà thảo dược trước khi ngủ: Bạn có thể thử các loại trà thảo mộc giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ như trà hoa cúc và hoa oải hương. Đặc biệt, trà hoa cúc có chứa một loại dưỡng chất gọi là apigenin. Chất này tự liên kết với các thụ thể benzodiazepine trong não của cơ thể, nhờ đó có thể giúp giảm lo lắng và giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

Thăm khám bác sĩ: Mất ngủ mãn tính được định nghĩa là chứng mất ngủ xảy ra ít nhất 3 lần một tuần và kéo dài hơn 3 tháng. Mất ngủ kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm bệnh tim, tiểu đường và ung thư. Nếu đã thử nhiều cách mà vẫn bị mất ngủ, bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Thăm khám bác sĩ: Mất ngủ mãn tính được định nghĩa là chứng mất ngủ xảy ra ít nhất 3 lần một tuần và kéo dài hơn 3 tháng. Mất ngủ kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm bệnh tim, tiểu đường và ung thư. Nếu đã thử nhiều cách mà vẫn bị mất ngủ, bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Theo VOV