1. Rối loạn căng thẳng hậu ngoại tình là gì?

Cụm từ rối loạn căng thẳng sau ngoại tình (PISD) ban đầu được đặt ra vào năm 2005 bởi Tiến sĩ tâm lý học Dennis C. Ortman, người đã công bố một nghiên cứu trên Tạp chí Điều dưỡng Tâm lý Xã hội và Dịch vụ Sức khỏe Tâm thần, mô tả trải nghiệm của một người phụ nữ khi bắt gặp chồng mình ngoại tình với người bạn thân nhất của cô ấy.

Trong nghiên cứu, Tiến sĩ Ortman cho biết mặc dù người phụ nữ đã ly dị chồng nhưng cô vẫn không thể vượt qua trải nghiệm đau đớn về sự phản bội và không thể ngừng suy nghĩ về điều đó. Cô tức giận, căng thẳng, chán nản, thường xuyên gặp ác mộng và khóc lóc.

leftcenterrightdel
 Phát hiện bạn đời ngoại tình là một cú sốc, thậm chí với nhiều người còn gặp phải hội chứng rối loạn căng thẳng sau ngoại tình.

Rối loạn căng thẳng sau ngoại tình là một loại rối loạn lo âu có thể gặp phải sau khi phát hiện người bạn đời không chung thủy với mình. Ngoại tình là một trải nghiệm tàn khốc đối với cả cá nhân và các cặp đôi. Hậu quả về mặt cảm xúc khi phát hiện hoặc thừa nhận ngoại tình có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng tâm lý, bao gồm lo lắng, trầm cảm và chấn thương.

Một nghiên cứu năm 2021 ước tính rằng có từ 30% đến 60% số người bị lừa dối sẽ gặp phải các triệu chứng lo lắng, trầm cảm và rối loạn căng thẳng sau khi phát hiện ra sự không chung thủy của bạn đời.

Nhà tâm lý học TS. Sabrina Romanoff, giáo sư tại Đại học Yeshiva, chuyên gia về các vấn đề liên quan đến các mối quan hệ, cho biết một số cá nhân phát triển một tình trạng rối loạn căng thẳng sau ngoại tình có nhiều điểm tương đồng với rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).

2. Đối phó với chứng rối loạn căng thẳng sau ngoại tình

Tiến sĩ Romanoff gợi ý một số chiến lược đối phó hữu ích nếu bạn đang gặp phải chứng rối loạn căng thẳng sau ngoại tình:

Thực hành tự chăm sóc

Bước đầu tiên tốt là thực hành việc tự chăm sóc bản thân như ăn thực phẩm lành mạnh, giảm thiểu thời gian sử dụng mạng xã hội, ngủ hoặc tham gia các hoạt động như tham gia lớp thể dục nhóm, đi dạo hoặc chạy bộ hoặc dành thời gian cho gia đình và bạn bè.

Quản lý cảm xúc của bạn với sự hỗ trợ

Dành thời gian viết nhật ký, đến gặp bác sĩ trị liệu hoặc nói chuyện với bạn bè, gia đình để xác định, cảm nhận và giải quyết những cảm xúc cũng như phản ứng của bạn trước sự phản bội. Trải nghiệm đầy đủ phản ứng của bạn trước tình huống này là bước đầu tiên để chấp nhận nó và tiến về phía trước.

Không để việc suy nghĩ về sự không chung thủy của đối phương chiếm hết cả ngày. Hãy thử sắp xếp một khoảng thời gian cụ thể để tập trung vào cảm xúc của mình, suy ngẫm hoặc xử lý tình huống và điều chỉnh lại. Khi thời gian này kết thúc, nên hướng tới những việc khác đang cần thời gian, sự tập trung và sự chú ý của bạn.

Đừng tự trách mình

Đừng đổ lỗi cho sự không chung thủy. Bạn không thể kiểm soát bạn đời và không chịu trách nhiệm về những lựa chọn và hành động của họ vì mỗi người đều phải chịu trách nhiệm về chính mình. Tại một thời điểm nào đó, có thể hữu ích nếu bạn suy ngẫm về sự năng động của mối quan hệ và cách bạn thể hiện trong mối quan hệ đó đối với bản thân và người khác, nhưng từ góc độ mang tính xây dựng và tự nhận thức, chứ không phải từ quan điểm xấu hổ hay đổ lỗi.

Tìm kiếm sự hỗ trợ an toàn

Khai thác mạng lưới hỗ trợ xã hội như liên hệ với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp và bác sĩ trị liệu để mang lại cho bạn cảm giác ổn định, an toàn. Cân nhắc việc tham gia một nhóm hỗ trợ để kết nối với những người khác có thể đang trải qua trải nghiệm tương tự.

Tìm sự cân bằng lành mạnh

Điều quan trọng là phải sắp xếp sự cân bằng giữa thời gian xã hội (gặp bạn bè và gia đình), thể chất (tập thể dục) và thời gian cá nhân (ngủ đủ giấc, thiền, nấu ăn hoặc thực hiện các hoạt động thư giãn khác).

Làm việc để xây dựng niềm tin

Khi bạn đã sẵn sàng, hãy thực hành xây dựng lại niềm tin với bản thân và người khác. Bắt đầu từ bên trong và thực hành lắng nghe, lắng nghe, tin tưởng vào cảm xúc cũng như trực giác của bạn về con người và tình huống. Sau đó, chuyển trọng tâm của bạn sang việc cởi mở và sửa chữa, phát triển hoặc củng cố niềm tin sâu sắc hơn vào người khác.

Hãy bắt đầu với chính mình, tin tưởng vào cảm xúc cũng như trực giác của bạn về con người và tình huống. Sau đó, hãy chuyển sự tập trung của bạn sang việc cởi mở và tin tưởng người khác.

Theo chuyên gia tình cảm và chữa lành Tuệ An: Có những khoảng thời gian mất kiểm soát, không làm chủ được suy nghĩ bản thân, vì vậy hãy cho mình một khoảng thời gian ngắn tĩnh lại để tìm ra giải pháp. Và nếu bạn đã tìm ra giải pháp nhưng khi thực hiện không thấy những thay đổi tích cực thì hãy gặp các chuyên gia tâm lý để cùng đi tìm hiểu những nguyên nhân sâu sắc vấn đề mình gặp phải. Từ đó, bạn sẽ có thêm kiến thức, góc nhìn để tự tin đưa ra quyết định của mình.

Theo suckhoedoisong.vn