leftcenterrightdel
Tía tô đã được sử dụng từ lâu để điều trị viêm vết thương và chứng đau bụng. (Ảnh: ITN) 

Có thể dùng trong cả món ngọt và món mặn, lá tía tô được xem là nguyên liệu có hương vị tổng hợp: một chút bạc hà, một chút hồi và một chút thì là.

Đặc điểm này khiến chúng trở nên hoàn hảo để thêm hương vị cho các món xào, súp và món hầm. Lá tía tô thường được dùng để gói sushi hoặc thịt nướng.

Trong đồ uống, tía tô có thể thay thế bạc hà, hoặc chế biến thành sirô cho các loại cocktail đầy sáng tạo.

Trong các nhà bếp Nhật Bản, tía tô tạo thêm vị cay cho các món ăn. Cho dù đó là lá tía tô xanh của Nhật Bản hay lá màu đỏ tím, mỗi loại đều mang đặc điểm riêng biệt trên bàn ăn.

Loại tía tô màu tím thường được sử dụng làm màu thực phẩm tự nhiên do màu sắc rực rỡ của nó. Khi được sử dụng trong món tráng miệng, lá tía tô sẽ tạo màu hoa oải hương tuyệt đẹp.

Ngoài công dụng trong ẩm thực, tía tô còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Lá tía tô giàu chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm, khiến chúng có hiệu quả trong việc điều trị mọi thứ, từ dị ứng đến khó tiêu.

Đặc tính chống viêm

Tía tô đã được sử dụng từ lâu để điều trị viêm vết thương và chứng đau bụng. Điều này là do cây có một chất hoạt động gọi là luteolin.

Hóa chất này chống lại chứng viêm và làm giảm các dấu hiệu cũng như triệu chứng bằng cách khiến cơ thể tạo ra nhiều chất hóa học gọi là corticosterone. Corticosterone là chất dẫn truyền thần kinh mà cơ thể tạo ra khi chúng ta bị căng thẳng.

Theo greg.app, tía tô là vệ sĩ thực vật chống lại stress oxy hóa. Nó chứa nhiều hợp chất như axit rosmarinic, có tác dụng gây chiến với các gốc tự do.

Ngoài ra, đặc tính chống viêm của lá tía tô cũng giúp làm dịu các tình trạng như hen suyễn và dị ứng.

Đầy đủ axit béo omega-3 và omega-6

leftcenterrightdel
Tía tô là nguồn cung cấp axit béo omega tuyệt vời cho những người ăn chay. (Ảnh: ITN) 

Tía tô là nguồn cung cấp axit béo omega tuyệt vời cho những người ăn chay. So với các loại dầu thực vật khác, dầu tía tô có tỷ lệ chất béo không bão hòa đa và không bão hòa lành mạnh cao hơn.

Axit béo omega cần thiết để não hoạt động tốt và để cơ thể tăng trưởng cũng như phát triển một cách khỏe mạnh.

Giúp giảm đau dạ dày

Flavonoid có trong lá tía tô có tác dụng giảm đau dạ dày, thậm chí giúp bạn bớt khó chịu khi ăn quá no, bị ốm và đầy hơi. Dầu Flavonoid có trong tía tô cũng giúp giảm viêm ở dạ dày, giúp tiêu hóa tốt hơn và làm chứng khó tiêu bớt đau hơn.

Tốt cho làn da

Dầu từ lá tía tô rất tốt trong việc điều trị làn da đang lão hóa theo thời gian, giữ cho hàng rào bảo vệ da của bạn luôn đủ nước, giúp bạn ít bị mất nước hơn. Dầu từ lá tía tô cũng có đặc tính chống viêm giúp điều trị làn da có nhiều vấn đề.

Vai trò của tía tô đối với sức khỏe hô hấp

Đối với những người mắc chứng thở hổn hển trong mùa dị ứng, tía tô mang đến cho họ một luồng gió mới. Được làm giàu với axit rosmarinic, nó đã được chứng minh là có tác dụng hạn chế chứng sổ mũi và hắt hơi do viêm mũi dị ứng.

Lá và hạt tía tô là đồng minh trong cuộc chiến chống lại các bệnh về đường hô hấp, thậm chí nó đóng vai trò như một loại thảo dược giúp chữa bệnh phổi.

Cải thiện tâm trạng

Tía tô có hai chất hóa học gọi là Axit Rosmarinic và Axit Caffeic. Cả hai đều là thuốc chống trầm cảm, vì vậy chúng có thể giúp bạn bớt lo lắng.

Liệu pháp mùi hương cũng sử dụng loại thảo mộc này để giúp mọi người thư giãn và giải tỏa mọi căng thẳng mà họ đang phải chịu đựng.

Nhìn chung, phẩm chất thơm của lá tía tô không chỉ để trưng, chúng là tấm vé giúp bạn đi đến sự yên tĩnh. Là một tác nhân trị liệu bằng hương thơm, tinh chất tía tô làm dịu tâm trí. Tác dụng của nó tương đương với việc bạn dành một ngày để đi spa mà không cần trả tiền.

Theo giaoducthoidai