leftcenterrightdel
 

Cây lưỡi nhân (cây cam xũng hay cây đơn lưỡi hổ) có tên khoa học là Sauropus Rostratus Miq. Lưỡi nhân thuộc họ thầu dầu, có nguồn gốc ở Malaysia, Ấn Độ.

Đặc điểm cây lưỡi nhân

Thuộc loại cây bụi, thân tròn cứng nhỏ. Lá cây có hình mác chóp tròn giống lưỡi người nên được gọi là cây lưỡi nhân, phía mặt trên lá có những viền ngang màu xám, mặt dưới xanh đậm. Hoa lưỡi nhân màu nâu đỏ, kích thước nhỏ thường nở vào khoảng tháng 4 đến tháng 11, hay mọc tập trung thành khóm ở thân cây.

Lá và hoa cây lưỡi nhân có thể được thu hoạch quanh năm. Sau thu hoạch đem dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần đều rất tốt.

Tác dụng trị bệnh của cây lưỡi nhân và cách sử dụng

Có một số nghiên cứu khoa học cho thấy trong cây lưỡi nhân có chứa n-triacontanol, beta sitosterol, acide linoleic, caroten...

Cây lưỡi nhân có vị nhạt, hơi chua, tính bình. Vị thuốc được sử dụng chủ yếu trong điều trị các chứng phù thũng, ho hen phế quản, ho ra máu.

Cách sử dụng cây lưỡi nhân trong điều trị bệnh: Cây lưỡi nhân có thể giúp điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như ho, viêm họng hay ho ra máu, giảm tiêu chảy, kiết lỵ hay bị sưng đau ở ngực.

Ở một số vùng, người ta sử dụng cả hoa lưỡi nhân hãm với nước sôi uống như trà hoặc cũng có nơi dùng hoa nấu với thịt lợn thành món ăn trong ngày. Món này được dùng để làm giảm triệu chứng ở những người bị ho ra máu.

Có thể nói cây lưỡi nhân là một vị thuốc tốt và dễ sử dụng. Lưỡi nhân không chỉ để làm cảnh mà còn được dùng nhiều trong điều trị một số bệnh như viêm đường hô hấp, viêm họng, tiêu chảy hay điều trị bệnh hở van tim. Tuy lưỡi nhân tốt nhưng không nên sử dụng tùy ý, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để chữa bệnh.

Theo vov