Tại sao trẻ chậm nói dễ mắc tự kỷ?
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ chậm nói có nguy cơ cao hơn mắc chứng tự kỷ (ASD) hoặc rối loạn phổ tự kỷ (ASD) so với trẻ phát triển ngôn ngữ bình thường. Một số lý do cho điều này có thể bao gồm:
- Trẻ thiếu kết nối xã hội: Trẻ chậm nói, trẻ khó bật âm thường thiếu các kết nối xã hội khiến khả năng giao tiếp hạn chế. Tình trạng này kéo dài dẫn đến nguy cơ cao mắc tự kỷ ở trẻ.
- Trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp: Trẻ chậm nói thường gặp khó khăn trong việc truyền đạt mong muốn của bản thân với người xung quanh. Do vốn từ ít, phát âm kém, nói ngọng, nói lắp,... khiến người khác không nghe và hiểu được ý của trẻ điều khiến trẻ cảm thấy bị cô lập.
- Thiếu vi chất dinh dưỡng: Thiếu các vi chất thiết yếu cho não bộ khiến các vùng não hoạt động kém. Đặc biệt dễ đứt gãy các liên kết thần kinh dẫn đến vùng ngôn ngữ của trẻ hoạt động 1 cách trì trệ. Lâu dần sẽ khiến trẻ có nguy cơ mắc tự kỷ.
Các phương pháp giúp trẻ nhanh biết nói đẩy lùi tự kỷ
Tự kỷ là một rối loạn phát triển trên phạm vi rộng và có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống của trẻ. Việc gia đình kết hợp các biện pháp can thiệp kịp thời giúp trẻ nhanh biết nói, sớm bật âm, tăng khả năng giao tiếp nói đẩy lùi tự kỷ là điều vô cùng quan trọng. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số phương pháp sau:
Dành nhiều thời gian cho trẻ
Tương tác nhiều với trẻ là một trong những cách hiệu quả để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tăng khả năng giao tiếp. Các bậc phụ huynh nên tạo cơ hội để tương tác với trẻ bằng cách tạo ra các hoạt động như chơi cùng trẻ, nói chuyện với trẻ, đọc sách cho trẻ nghe,... Tương tác nhiều với trẻ sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn và tin tưởng, và khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động xã hội.
Cha mẹ thường xuyên giao tiếp, trò chuyện với con giúp con nhanh biết nói
Sử dụng ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu
Khi dạy trẻ tại nhà cha mẹ cần lưu ý phát âm chuẩn, chậm, to, rõ ràng, dễ hiểu tránh nói ngọng hay nhại lại lời trẻ khiến trẻ hiểu lầm là trẻ đang nói đúng. Do đó, từ những giao tiếp hàng ngày giữa các thành viên trong gia đình cũng cần lưu tâm để giúp trẻ nhanh ghi nhớ, gia tăng vốn từ, giúp trẻ dễ dàng hình dung và nhanh biết nói.
Đọc truyện cùng trẻ
Đọc truyện cùng trẻ, cùng trẻ hóa thân thành các nhân vật trong câu truyện ngoài việc phát huy trí tưởng tượng tuyệt vời thì đọc truyện còn giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên lựa chọn những truyện có nhiều màu sắc, các nhân vật sự kiện sau trong câu chuyện sau khi đọc xong rút ra được nhiều bài học từ những câu chuyện đó.
Chơi trò đóng vai
Cha mẹ ngoài dạy con bằng các phương pháp trên có thể thay đổi bằng trò chơi đóng vai theo các nhân vật như: Bác sĩ, cảnh sát, lính cứu hỏa,... Các hoạt động này như trò chơi xã hội ngoài dạy trẻ phát triển ngôn ngữ đồng thời dạy trẻ phát triển kỹ năng xã hội, kỹ năng tương tác và biết chia sẻ giúp đỡ người xung quanh.
Giải pháp từ thảo dược giúp trẻ tăng cường vi chất tốt cho não
Hiện nay, số lượng trẻ chậm nói được chẩn đoán mắc tự kỷ ngày càng cao. Các bậc phụ huynh ngày nay bên cạnh áp dụng các phương pháp dạy trẻ chậm nói tại nhà, nhiều bậc phụ huynh đã bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược cho con.
Bổ sung vi chất từ thảo dược giúp hỗ trợ hoạt huyết, tăng cường hoạt chất và năng lượng cho não. Trong đó, cần kể đến:
- Đinh lăng (thành phần chính): Hỗ trợ tăng dẫn truyền thần kinh giúp gia tăng các liên kết thần kinh trong não bộ. Đồng thời hỗ trợ điều hòa biên độ sóng não, điều hòa hành vi, cảm xúc của trẻ.
- Thăng ma, Ginkgo biloba: Hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu não, cung cấp oxy cho tế bào não, giúp trẻ tăng khả năng tập trung, ghi nhớ, giao tiếp tốt.
- Vi chất thiết yếu: Natri succinate, Taurine, Vitamin B6, Acid folic, Coenzyme Q10 có vai trò tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh và enzyme thiết yếu cho não, điều hòa hoạt động não bộ, gia tăng kết nối thần kinh giúp trẻ nhanh biết nói, phát triển khả năng giao tiếp.
Theo suckhoedoisong.vn