|
|
Một nghiên cứu được công bố hồi tháng 2/2024 cho thấy. tỉ lệ tự tử ở nữ so với nam giới tại Indonesia là 1: 2,11. |
Sổ đăng ký này là một trong nhiều chính sách y tế trong quy định mới được Tổng thống Joko Widodo ban hành hôm 30/7 vừa qua.
Trong đó bao gồm các thông tin chi tiết như giới tính, độ tuổi, địa điểm, phương pháp, yếu tố rủi ro cũng như động cơ dẫn đến hành vi tự tử.
Phần lớn thông tin sẽ lấy từ dữ liệu của Cảnh sát quốc gia Indonesia (Polri) và các cơ quan dịch vụ y tế.
Sắc lệnh của Tổng thống Joko Widodo cũng nêu rõ các biện pháp giảm thiểu và phòng ngừa tự tử, bao gồm việc đưa tin có trách nhiệm trên phương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội, cũng như các hướng dẫn về việc giảm thiểu suy nghĩ tự làm hại bản thân bằng cách phát triển các kỹ năng sống, kỹ năng xã hội và hỗ trợ cảm xúc tinh thần.
Theo hướng dẫn, cần hạn chế những người có nguy cơ tự tử tiếp cận các công cụ, vật liệu hoặc vật chất có thể hỗ trợ hành vi tự tử.
Chính phủ sẽ cung cấp quyền tiếp cận các dịch vụ tư vấn thông qua đường dây nóng phòng chống tự tử, hỗ trợ thông qua các nhóm người sống sót, điều trị sức khỏe thể chất và tinh thần cho những người sống sót.
Người dân cũng bị cấm bỏ rơi, xiềng xích hoặc có hành vi bạo lực với những người mắc chứng rối loạn tâm thần hoặc ra lệnh cho người khác làm như vậy.
Dựa trên dữ liệu từ Trung tâm thông tin tội phạm quốc gia (Pusiknas) của cảnh sát Indonesia, từ tháng 1-3/2024 đã có 287 vụ tự tử ở Indonesia.
Tuy nhiên, theo 1 nghiên cứu được công bố hồi tháng Hai, các vụ tự tử có thể đã không được báo cáo đầy đủ. Lý do bao gồm các gia đình yêu cầu không báo cáo vụ việc và các cuộc điều tra không được tiến hành.
Thông qua quan hệ đối tác với chính phủ quốc gia, các nhà nghiên cứu từ nhiều tổ chức và trường đại học tại Úc cũng như Indonesia đã thu thập được dữ liệu không công khai về các vụ cố gắng tự tử và tự tử từ năm 2016 đến năm 2021. Từ đó, lập hồ sơ thống kê về tự tử đầu tiên của Indonesia.
Theo nghiên cứu, tỉ lệ tự tử ở Indonesia là 2,25 vụ trên 100.000 người.
Theo phụ nữ TPHCM