leftcenterrightdel
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet) 

Lợi ích của việc uống cà phê sữa

Ngăn ngừa tình trạng ố răng

Trong cà phê có chứa chất tannin sẫm màu, nó sẽ để lại cặn trên răng. Vì vậy, sau một thời gian dài làm “bạn” với cà phê, răng rất dễ bị ố vàng và mòn men răng. Thế nhưng, khi bạn cho sữa vào, casein (một loại protein có trong sữa) sẽ liên kết với tannin và ngăn ngừa tình trạng ố vàng, suy yếu men răng.

Kháng viêm

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm ngày 31/1. Thông thường, khi virus và các chất khác lạ xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch lập tức giải phóng tế bào bạch cầu và các chất hóa học để tự bảo vệ. Đây được gọi là phản ứng viêm, xảy ra khi gân và cơ hoạt động quá mức, là đặc điểm của các bệnh như viêm khớp dạng thấp.

Theo các chuyên gia, hạt cà phê chứa chất chống oxy hóa có tên polyphenol. Trong khi sữa chứa nhiều protein. Hai thành phần này kết hợp với nhau sẽ thúc đẩy tác dụng kháng viêm của cơ thể.

Polyphenol cũng có trong thực vật, trái cây và rau quả. Nhóm chất chống oxy hóa này được ngành công nghiệp thực phẩm sử dụng để bảo quản thức ăn, từ đó tránh được mùi vị ôi thiu. Polyphenol tốt cho sức khỏe con người, vì chúng làm giảm căng thẳng - một trong những cơ chế gây viêm nhiễm.

Tốt cho dạ dày hơn

Vị cà phê nguyên chất hơi đắng nhưng với vị sữa thơm ngon, béo ngậy sẽ làm dịu đi rất nhiều vị giác. Hơn nữa, protein, canxi và các thành phần khác trong sữa có thể có tác dụng trung hòa nhất định và làm giảm nhẹ độ chua của cà phê.

Theo tính toán, cà phê nguyên chất có tính axit yếu, độ pH khoảng 5. Trong khi độ pH của cà phê sữa tăng lên khoảng 6. Bằng cách này, nó có thể làm giảm kích ứng cho răng và thân thiện hơn với dạ dày, ruột.

Bổ sung dinh dưỡng và giảm thất thoát canxi

Caffeine có tác dụng lợi tiểu nhất định, sẽ làm tăng bài tiết canxi trong nước tiểu. Đồng thời sẽ ảnh hưởng nhẹ đến quá trình hấp thụ canxi của đường ruột.

Tuy nhiên, lượng canxi mất đi do một tách cà phê gây ra là rất nhỏ, khoảng 4-5 mg, thêm một chút sữa vào cà phê về cơ bản có thể bù đắp được.

Hơn nữa, sữa còn giàu đạm chất lượng cao, vitamin A, vitamin D, sắt, kẽm và các chất khác, có thể kết hợp với cà phê để bổ sung dinh dưỡng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể con người.

Uống cà phê sữa mỗi ngày có tốt không?

Việc uống cà phê sữa mỗi ngày có tốt không hoàn toàn phụ thuộc vào việc chúng ta uống cà phê pha có đúng cách hay không thì mới có thể mang đến nhiều giá trị có lợi cho người sử dụng.

Trước hết, cà phê sữa là thức uống giúp sảng khoái tinh thần, tỉnh táo và năng lượng hơn để thực hiện công việc hàng ngày. Tuy nhiên, chỉ nên dùng một lượng cà phê vừa phải và đặc biệt tránh dùng quá nhiều cà phê trong 1 lần uống điều ấy sẽ gây kích thích và dẫn đến khó ngủ thậm chí mất ngủ.

Thứ hai, cà phê sữa pha với ít sữa hơn sẽ có lợi rất nhiều cho người đang giảm béo. Đặc biệt những người làm công việc hành chính, văn phòng ít có cơ hội tập thể dục thì nên dùng sữa đặc không đường để pha cà phê.

Theo các chuyên gia cũng như các bác sỹ thì khi dùng cà phê chúng ta chỉ nên dùng ở mức 400mg cafe tương đương từ 1 đến 3 cốc cà phê 1 ngày. Tuy nhiên đó chỉ là lý thuyết lý tưởng còn thực tế nên dựa vào thể trạng và tình trạng sức khoẻ người uống để uống cà phê một cách hợp lý.

Cà phê sữa là cà phê được pha với sữa đặc cho nên không nên uống cà phê sữa vào buổi tối bởi nó có thể gây ra tình trạng tăng cân ở nhiều người. Chỉ nên uống cà phê sữa vào buổi sáng sớm là tốt nhất, buổi trưa cũng có thể dùng để tỉnh táo làm việc vào buổi chiều.

Đối với những người đang có chế độ giảm cân thì có thể áp dụng công thức cà phê sữa của các nước phương Tây đó là thay sữa đặc bằng sữa tươi không đường hoặc sữa gầy. Hương vị cũng rất ngon mà lại không lo bị tăng cân khi uống cà phê sữa.

Bên cạnh đó, cà phê sữa chỉ tốt nếu bạn uống cà phê sữa đúng cách. Vì với riêng từng đối tượng cụ thể, sẽ có cách pha và tỉ lệ sữa, cà phê không giống nhau. Ví dụ như những người có bệnh tim mạch, tiểu đường, gout, parkinson… thì nên kiểm soát và hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể. Do đó, tốt hơn hết là những người này nên hỏi qua bác sĩ, đồng thời pha cà phê với sữa tươi không đường, hoặc sữa đặc không đường mà thôi!

Ngoài ra, Caffeine có tác dụng kéo dài khoảng 12 giờ và cơ thể cần khoảng 8 giờ để có thể phân hủy hết cà phê. Do đó, bạn không nên uống cà phê sữa trong khoảng 4 tiếng gần đi ngủ. Vì nó sẽ gây mất ngủ và trằn trọc tới sáng.

Theo tieudung.kinhtedothi