WHO kêu gọi toàn cầu hãy tập thể dục để giảm 500 triệu ca bệnh tiểu đường, ung thư
Cập nhật lúc 10:30, Thứ năm, 20/10/2022 (GMT+7)
WHO cảnh báo nếu toàn cầu không tập thể dục, thế giới sẽ có thêm 500 triệu bệnh tiểu đường, ung thư và đột quỵ mới, từ đó sẽ tiêu tốn 27 tỷ USD/mỗi năm.
|
|
Tập thể dục là biện pháp phòng ngựa bệnh tật rẻ tiền và hiệu quả nhất |
Hôm 18/10, một báo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, nếu các chính phủ trên toàn cầu không có hành động khẩn cấp để khuyến khích nhiều người tập thể dục thường xuyên hơn thì đến năm 2030, sẽ có thêm 500 triệu các trường hợp mắc bệnh mới như tiểu đường loại 2, huyết áp cao và sa sút trí tuệ. Từ đó, chi phí cho các bệnh này sẽ tiêu tốn khoảng 27 tỷ USD mỗi năm.
Theo báo cáo toàn cầu đầu tiên về hoạt động thể chất, WHO lưu ý rằng tập thể dục thường xuyên làm giảm nguy cơ tử vong sớm 20-30%. “Ít có lĩnh vực nào trong lĩnh vực y tế công cộng mà hiệu quả về chi phí và thực tế như tập thể dục. Tuy nhiên, mặc dù có những lợi ích rõ ràng, nhưng việc thực hiện các chính sách nhằm khuyến khích tập thể dục nhiều hơn ở các nước vẫn chậm và không đồng đều. Hệ quả của việc không hành động này là hệ thống y tế vốn đã căng thẳng đang phải gánh nặng bệnh tật có thể phòng ngừa trong hiện tại và cả tương lai", trích từ báo cáo của WHO.
Theo dự đoán của WHO, nếu tình hình không thay đổi thì đến năm 2030 sẽ có 499.208 triệu trường hợp mới mắc các bệnh không lây nhiễm có thể phòng ngừa được (NCDs) và các tình trạng sức khỏe tâm thần như tiểu đường loại 2, đột quỵ, sa sút trí tuệ, trầm cảm và một số bệnh ung thư sẽ bùng nổ.
|
|
Hơn 40% trong số ca bệnh mới được dự đoán sẽ xảy ra ở các nước có thu nhập trung bình thấp hơn như Kenya, Ấn Độ và Bangladesh. |
WHO cho biết, khoảng 7-8% tổng số các trường hợp bệnh tim mạch, trầm cảm và sa sút trí tuệ có thể được ngăn ngừa nếu mọi người tích cực vận động hơn.
Thu thập dữ liệu từ 194 quốc gia trên thế giới, WHO cho biết có ít hơn một nửa trong số các nước này có chính sách quốc gia về hoạt động thể chất, trong đó dưới 40% là không. Mức độ tập thể dục ở trẻ nhỏ cũng có một khoảng cách đặc biệt, trong đó chỉ có khoảng 30% quốc gia theo dõi hoạt động thể chất ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, kêu gọi các chính phủ các nước thực hiện những chính sách để tăng cường hoạt động thể chất và do đó giảm áp lực lên hệ thống chăm sóc sức khỏe. “Chúng ta cần nhiều quốc gia mở rộng quy mô thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân năng động hơn thông qua đi bộ, đi xe đạp, thể dục thể thao và các hoạt động thể chất khác. Những lợi ích từ việc vận động này mang lại là rất lớn, không chỉ đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của các cá nhân, mà còn cho xã hội, môi trường và nền kinh tế từng quốc gia và thế giới”, ông nói.
Theo phụ nữ TPHCM