Điều §1 Người Đức là người có quốc tịch Đức
Điều §3
(1) Có quốc tịch Đức, khi
1. Sinh ra tại Đức (Điều §4),
2. Tuyên bố theo (Điều §5),
3. Được nhận làm con nuôi (Điều §6),
4. Có giấy chứng nhận quy định Điều §15 đoạn 1 hoặc 2 Luật Liên bang về những nạn nhân bị xua đuổi (Điều §7),
4a. Được coi là người Đức nhưng không có quốc tịch Đức hiểu theo tinh thần Điều §116, đoạn 1 Hiến pháp (Điều §40a),
5. Nhập quốc tịch Đức áp dụng cho người nước ngoài (Điều §8 đến 16, 40b và 10c),
(2) Có quốc tịch Đức còn cả những người từ 12 năm nay, cơ quan nhà nước Đức xử sự với họ như với người Đức, lý do xử sự đó xuất phát từ phía cơ quan nhà nước Đức, chứ không phải từ phía họ. Được xử sự như với người Đức, khi giấy chứng nhận quốc tịch, chứng minh thư, hộ chiếu của người đó do Đức cấp. Trong trường hợp này, quốc tịch Đức được tính từ thời điểm được cấp các giấy tờ trên. Con cháu họ theo đó cũng thuộc quốc tịch Đức.
Điều §4
(1) Trẻ em sinh ra có quốc tịch Đức, nếu bố/mẹ mang quốc tịch Đức. Trong trường hợp chỉ mỗi bố quốc tịch Đức và đòi hỏi phải xác nhận hay thừa nhận quan hệ cha con, thì phải có giấy thừa nhận hay xác nhận quan hệ cha con đó theo luật Đức. Phải nộp tuyên bố thừa nhận đó, hoặc phải tiến hành quá trình xác nhận quan hệ cha con đó trước khi đứa trẻ tròn 23 tuổi.
(2) Trẻ em bị bỏ rơi tìm thấy ở Đức được coi là con của người Đức cho tới khi có bằng chứng ngược lại.
(3) Trẻ em sinh ra ở Đức bố mẹ là người nước ngoài, thuộc quốc tịch Đức, nếu bố/mẹ
1- Đã sống thường xuyên hợp pháp ở Đức từ 8 năm và
2- Có quyền lưu trú không thời hạn, hoặc là công nhân Thụy Sỹ hoặc thuộc gia đình ở Thụy Sỹ có giấy phép lưu trú được cấp theo Hiệp định ngày 21.6.1999 giữa EU với các nước thành viên và Thụy Sỹ về tự do đi lại (BGB1.2001 II trang 810).
Quốc tịch Đức được ghi vào danh bạ cấp giấy khai sinh. Bộ Nội vụ Liên bang được ủy quyền ban hành một văn bản dưới luật với sự chấp thuận của Thượng viện, quy định phương pháp ghi sổ danh bạ quốc tịch, nêu tại câu 1.
(4) Quy định tại đoạn (1) không áp dụng cho trẻ em ở nước ngoài, nếu bố/mẹ người Đức sinh sau ngày 31.12.1999 ở nước ngoài và sống thường xuyên ở đó, ngoại trừ trường hợp, đứa trẻ vì vậy mà trở thành không quốc tịch. Không áp dụng câu 1, nếu bố/mẹ người Đức, trong vòng 1 năm, đăng ký khai sinh cho con với cơ quan đại diện Đức ở nước ngoài. Nếu cả hai bố mẹ đều quốc tịch Đức, thì chỉ áp dụng câu 1 khi cả hai đều thuộc diện quy định trong câu đó.
Điều §5
Bằng cách nộp bản tuyên bố trở thành công dân Đức, những trẻ em sinh trước ngày 1.7.1993 có bố người Đức, mẹ người nước ngoài, sẽ được nhận quốc tịch Đức, nếu
1. Được pháp luật thừa nhận hay xác định có quan hệ cha con,
2. Đã sống lưu trú thường xuyên và hợp pháp ở Đức ít nhất 3 năm, và
3. Tuyên bố phải được nộp trước lúc tròn 23 tuổi.
Điều §6
Con nuôi của người Đức tại thời điểm đơn nhận con chưa tròn 18 tuổi được nhận quốc tịch Đức, khi việc nhận con đó có hiệu lực pháp lý theo luật Đức. Con cái của người đó cũng thuộc quốc tịch Đức.
Điều §7
Người Đức hồi hương cùng thân nhân ăn theo, được nhập quốc tịch Đức cùng lúc với cấp giấy chứng nhận theo điều §15 đoạn 1 hoặc 2 Luật Liên bang về những người Đức bị xua đuổi.
Điều §8
(1) Người nước ngoài lưu trú thường xuyên và hợp pháp ở Đức có thể đệ đơn xin gia nhập quốc tịch Đức, nêu người đó:
1. Có năng lực làm chủ hành vi quy định tại điều §80, đọa 1, Luật Lưu trú hoặc có người đại diện pháp lý.
2. Không bị kết án phạt tù vi phạm tội hình sự, không bị áp dụng biện pháp hành chính, điều trị cưỡng bức hoặc để bảo đảm an toàn cho xã hội do mất năng lực pháp lý.
3. Có căn hộ riêng hoặc có chỗ ở vả.
4. Nuôi sống được bản thân và gia đình.
(2) Điều kiện nêu ở đoạn (1) điểm 2 và 4 có thể không xét đến khi có lý do vì lợi ích công cộng hoặc để tránh xảy ra những khó khăn đặc biệt cho người đệ đơn không thể vượt qua.
Điều §9
(1) Vợ/chồng hoặc vợ/chồng chưa cưới của người Đức được nhập quốc tịch theo các điều kiện quy định tại điều §8, nếu:
1. Họ mất hoặc từ bỏ quốc tịch họ từ trước tới nay hoặc có cơ sở để nhận thêm quốc tịch quy định tại Điều §12 và
2. Bảo đảm hòa nhập được vào xã hội Đức, ngoại trừ trường hợp họ không đủ kiến thức tiếng Đức (Điều §10, đoạn 1, câu 1, điểm 1 và đoạn 4), và không rơi vào trường hợp ngoại lệ quy định tại Điều §10 đoạn 6.
(2) Quy định tại đoạn (1) cũng có giá trị khi xin nhập quốc tịch được thực hiện trong vòng 1 năm sau khi chồng/vợ của họ là người Đức bị chết hay bản án li dị có hiệu lực, và bản thân họ đang phải chăm sóc con chung có quốc tịch Đức.
Điều §10
(1) Người nước ngoài 8 năm sống hợp pháp và liên tục ở Đức, có đủ năng lực làm chủ hành vi quy định tại Điều §80 Luật Lưu trú hoặc có người đại diện pháp lý sẽ được nhập quốc tịch khi đệ đơn, nếu
1. Thừa nhận thể chế dân chủ, tự do, ghi trong hiến pháp, và tuyên bố rằng, không theo đuổi hoặc ủng hộ hoặc chưa từng theo đuổi hay ủng hộ:
a) Chống lại thể chế dân chủ tự do, chống lại sự tồn tại hay an ninh của Liên bang hoặc Tiểu bang, hoặc
b) Làm ảnh hưởng xấu trái luật đối với hoạt động của các cơ quan chính quyền Liên bang hoặc Tiểu bang hay thành viên của họ, hoặc
c) Sử dụng bạo lực hoặc có hành vi chuẩn bị bạo lực gây hại cho hoạt động đối ngoại của nước Đức, hoặc tỏ ra mình đã từng theo đuổi hay ủng hộ những mục đích trên,
2. Có quyền lưu trú không hạn định, hoặc là công dân của Thụy Sỹ hay thuộc gia đình họ, có giấy phép lưu trú trên cơ sở Hiệp định giữa EU và các thành viên EU cùng Thụy Sỹ, ký kết ngày 21.6.1999 về tự do đi lại và lưu trú cho các nước thành viên theo các mục đích được quy định tại các Điều §16, 17, 20, 23 đoạn 1, 23 a, 24 và 25 đoạn 3 tới đoạn 5, Luật lưu trú,
3. Có thể tự bảo đảm được cuộc sống cho mình và thành viên gia đình phải nuôi dưỡng, không nhờ vào trợ cấp xã hội quy định tại Bộ Luật Xã hội từ quyển 2 đến 12, hoặc có nhận trợ cấp đó nhưng bởi lý do bất khả kháng,
4. Mất hoặc từ bỏ quốc tịch từ trước tới nay,
5. Không vi phạm tội hình sự bị kết án hoặc bị áp dụng biện pháp hành chính điều trị cưỡng bức hay để bảo đảm an toàn cho xã hội do mất năng lực pháp lý,
6. Có đủ kiến thức tiếng Đức và
7. Có đủ kiến thức về nhà nước, cuộc sống, pháp luật Đức.
Điều kiện quy định tại câu 1, điểm 1 và 7 được miễn trừ đối với người nước ngoài không đủ năng lực làm chủ hành vi, chiểu theo Điều §80, đoạn 1, Luật lưu trú.
(2) Vợ/chồng và con chưa trưởng thành của người nước ngoài có thể được nhập quốc tịch cùng, theo quy định tại đoạn (1), ngay cả trong trường hợp chúng chưa đủ 8 năm sống thường xuyên và hợp pháp ở Đức.
(3) Nếu người nước ngoài có giấy chứng nhận tham gia đạt kết quả một khóa học hòa nhập do Cơ quan Liên bang về di trú và lánh nạn cấp, thì thời hạn lưu trú quy định ở đoạn (1) được giảm xuống chỉ còn 7 năm. Nếu có thành tích hòa nhập đặc biệt, nhất là về tiếng Đức trội hẳn mức yêu cầu tối thiểu quy định tại đoạn (1), câu 1, điểm 6, thì thời hạn trên có thể được giảm xuống 6 năm.
(4) Điều kiện ở đoạn (1), câu 1, điểm 6 được coi là thỏa mãn, nếu người nước ngoài đạt kỳ kiểm tra tiếng Đức với chứng chỉ B1 nói và viết. Đối với trẻ em chưa tới 16 tuổi, điều kiện ở đoạn (1), câu 1, điểm 6 được coi là thỏa mãn, nếu chúng đáp ứng đòi hỏi về khả năng tiếng Đức thích ứng từng lứa tuổi của chúng.
(5) Điều kiện ở đoạn (1), câu 1, điểm 7, trên nguyên tắc, được coi là thỏa mãn, nếu đạt kỳ kiểm tra kiến thức nhập quốc tịch. Để phục vụ cho kỳ kiểm tra đó có một khóa học hòa nhập dành cho người xin nhập quốc tịch; nhưng không bắt buộc tham gia.
(6) Điều kiện ở đoạn (1), câu 1, điểm 6 và 7 được miễn trừ, nếu người nước ngoài không thể thỏa mãn bởi lý do bệnh tật về thể chất hoặc tinh thần, tâm lý hay thiểu năng, hoặc tuổi già.
(7) Bộ Nội vụ Liên bang, không cần trình Thượng viện, được ủy quyền ban hành văn bản dưới luật về thể thức kiểm tra và cấp chứng chỉ, chương trình và nội dung khóa học nhập quốc tịch quy định tại đoạn (5) trên cơ sở chủ đề của khóa học định hướng quy định tại Điều §43, đoạn 3, câu 1, Luật Lưu trú.
(Theo Hương Việt)