Hồ sơ nhập tịch bao gồm
o Đơn xin nhập tịch (N-400)
o Thẻ xanh Mỹ (bản sao)
o Giấy đăng ký kết hôn và bản sao chứng minh chung sống (đối với đương đơn kết hôn với công dân Mỹ)
o Hai tấm hình chân dung: 2x2 inch
o Phí nộp Sở Di trú Mỹ: 680 USD (Có thể được miễn nếu bạn có thu nhập thấp)
Các bước của kỳ thi nhập tịch
o Điền thông tin và nộp đơn N-400 (Application for Naturalization) lên Sở Di trú Mỹ
o Chuyên viên Sở Di trú Mỹ sẽ phỏng vấn bạn trực tiếp về những thông tin về cá nhân bạn, về lịch sử & chính trị Mỹ (bạn phải trả lời đúng 6 trên 10 câu) và khả năng sử dụng tiếng Anh ở trình độ cơ bản (đọc & viết: bạn sẽ đọc to và viết 3 câu tiếng Anh; nói: bạn phải trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh)
o Nhận kết quả kỳ thi nhập tịch: bạn sẽ biết kết quả chính thức sau 120 ngày, tuy nhiên bạn sẽ được chuyên viên ở Sở Di trú thông báo kết quả ngay sau khi bạn thi xong (nếu bạn không đạt 1 trong 2 phần thi hoặc cả 2 phần thi tiếng Anh và lịch sử & chính trị Mỹ, bạn sẽ được thi lại sau lần thi đầu tiên từ 60 đến 90 ngày).
o Nhận được thông báo và tham gia buổi lễ “Tuyên thệ Trung thành Oath of Allegiance
o Hiểu về quyền và trách nhiệm của một công dân Mỹ
Để biết thêm những thông tin cơ bản về thi nhập tịch Mỹ, bạn có thể tham khảo tại
o http://www.uscis.gov/policymanual/HTML/PolicyManual-Volume12.html
o http://www.uscis.gov/citizenship/teachers/naturalization-information
o Hoặc các bước thi nhập tịch tại: http://www.uscis.gov/citizenship/learners/study-test/study-materials-civics-test/becoming-us-citizen-overview-naturalization-process
o Hoặc những video mẫu về thi nhập tịch tại: http://www.uscis.gov/citizenship/learners/study-test/study-materials-civics-test/uscis-naturalization-interview-and-test-video
Những điều kiện thường trú nhân được thi nhập tịch
o Từ 18 tuổi trở lên tính đến thời điểm nộp đơn N-400
o Là thường trú nhân Mỹ (có thẻ xanh Mỹ) ít nhất 5 năm (cần ở Mỹ 2,5 năm), hoặc 3 năm (cần ở Mỹ 18 tháng) nếu kết hôn với 1 công dân Mỹ
o Bạn sống ít nhất 3 tháng tại bang hoặc địa phương mà bạn nộp đơn N-400 lên Sở Di trú Mỹ
o Có khả năng đọc, viết và nói tiếng Anh cơ bản; tuy nhiên một số trường hợp đặc biệt bạn có thể nhờ người phiên dịch tại kỳ thi nhập tịch nếu được Sở Di trú chấp thuận
o Am hiểu về thông tin lịch sử và chính trị Mỹ ở mức cơ bàn
o Là người có đạo đức tốt
o Phải đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự (nếu bạn là nam và ở độ tuổi từ 18 – 26; việc đăng ký này chứng tỏ bạn có mong muốn phục vụ quân đội Mỹ khi cần và không phải ai đăng ký cũng bị gọi nhập ngũ).
o Là người có đóng thuế thu nhập (thuế liên bang, thuế bang, thuế địa phương) nếu bạn không nằm trong diện có thu nhập thấp hoặc được nhận trợ cấp thất nghiệp
o Một số trường hợp đương đơn được miễn trừ thi nhập tịch bao gồm:
§ Người đã phục vụ quân đội Mỹ trong thời kỳ chiến tranh (người này có thể không cần là thường trú nhân), tuy nhiên để được nhập tịch người này phải nộp đơn nhập tịch N-400 cùng với những hình ảnh và giấy tờ liên quan.
§ Miễn thi nhập tịch đối với những người có khuyết tật nghiêm trọng về thể chất, tâm thần, hoặc phát triển và được bác sĩ chuyên ngành chuẩn đoán người này không thể học anh văn, lịch sử và chính trị Mỹ. Đối với trường hợp này, đương đơn phải nộp đơn xin miễn thi mẫu N-648 và nộp cùng mẫu N-400.
o Một số trường hợp đương đơn được miễn trừ thi tiếng Anh bao gồm:
§ Người từ 50 tuối trở lên (được tính tại thời điểm nộp đơn xin nhập tịch) và là một thường trú nhân tại Mỹ trong vòng 20 năm qua (“50/20”).
§ Người ít nhất 55 tuổi trở lên (được tính tại thời điểm nộp đơn xin nhập tịch) và là một thường trú nhân tại Mỹ trong vòng 15 năm qua (“55/15”).
Các loại visa định cư Mỹ (Immigrant Visa)
Theo luật định cư (di trú) một đương đơn sẽ được cấp visa định cư Mỹ (trở thành thường trú nhân ngay khi đặt chân đến Mỹ) nếu họ nằm trong các diện sau:
o Đầu tư & định cư tại Hoa Kỳ theo diện EB-5 (500.000 USD/suất và được bảo lãnh vợ/chồng và các con dưới 21 tuổi chưa lập gia đình). Thời gian để đương đơn được cấp visa kể từ ngày xúc tiến hồ sơ khoảng 2 năm.
o Người có quan hệ ruột thịt (Immediate relatives) như cha mẹ, vợ/chồng, con cái, anh chị em ruột của người có quốc tịch hoặc thường trú nhân Mỹ. Những người được bảo lãnh theo diện này sẽ nhận được thẻ xanh vĩnh viễn (10 năm) ngay khi đặt chân đến Mỹ.
Lưu ý: Bạn nên đến Mỹ định cư trong thời gian ghi trong visa. Nếu chưa thể thu xếp qua Mỹ trong thời gian hạn định của visa, bạn có thể xin gia hạn ít nhất 2 tuần trước ngày hết hạn khi có lý do chính đáng, đóng lệ phí (khoảng 400 USD) và được gia hạn 1 lần.
Các loại visa không định cư (Non – Immigrant Visa)
Theo luật định cư Mỹ, đây là loại visa cho phép bạn ở tạm thời tại Mỹ với thời gian ghi rõ trong visa. Bạn sẽ phải rời Mỹ trước ngày hết hạn của visa. Tuy nhiên, nếu bạn muốn ở lại Mỹ lâu hơn, bạn phải xin gia hạn visa tại Đại sứ quán Mỹ/Lãnh sứ quán Mỹ (ở Việt Nam) hoặc tại Đại sứ quán Việt Nam (ở Mỹ) khi có lý do chính đáng. Visa được gia hạn sẽ cùng loại với visa trước đó hoặc có thể chuyển đổi sang loại visa khác. Và điều tất nhiên dù bạn gia hạn hay chuyển đổi visa đều phải mất phí.
1. Visa B-1 (Temporary Business Visitor): đây là loại visa dành cho người đến Mỹ để dự hội thảo, tìm hiểu thị trường, gặp gỡ đối tác, ký kết giao thương đối với công ty có trụ sở tại Mỹ. Thông thường, bạn sẽ được cấp visa 1 năm và được nhập cảnh vào Mỹ nhiều lần và mỗi lần ở Mỹ không quá 6 tháng.
2. Visa B-2 (Temporary Visitor For Pleasure): Đây là loại visa dành cho những người muốn đến thăm bạn bè, họ hàng thân thuộc. Để được cấp visa này, bạn phải có thư mời của người bảo lãnh và có sự bảo đảm về tài chính (có sổ tiết kiệm, số dư tài khoản ngân hàng, đứng tên những tài sản có giá trị như nhà, đất, ô tô, doanh nghiệp… tại Việt Nam). Visa B-2 cũng được áp dụng cho người đến Mỹ để chữa bệnh khi bạn có giấy giới thiệu của bác sĩ, bệnh viện và trong giấy giới thiệu này cũng cần ghi rõ thời gian chữa bệnh là bao lâu. Thời hạn của visa là 6 tháng và được nhập cảnh vào Mỹ nhiều lần.
Lưu ý: Bạn có thể được cấp visa B1 & B2 cùng một lúc.
3. Visa C: Đây là loại visa cấp cho người đi du lịch tại một quốc gia khác, tuy nhiên trên đường đi hoặc về muốn ghé thăm Mỹ. Thời hạn của loại visa này là 1 tháng và không được gia hạn.
4. Visa E-1 và E-2: Đây là visa được cấp cho nhà đầu tư thương mại với Mỹ, những công dân thuộc các nước đã ký hiệp ước thương mại với Mỹ như Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật, Nga…
5. Visa F-1: Visa được cấp cho du học sinh. Hiện tại, Việt Nam có khoảng 16.000 du học sinh đang học tại các trường cao đẳng và đại học Mỹ. Để có được visa F-1, ngoài việc gia đình của đương đơn phải chứng minh về nguồn tài chính tốt thì đương đơn phải có khả năng tiếng Anh tối thiểu tuỳ theo yêu cầu của từng trường hoặc tham gia học tiếng Anh tại Mỹ để nâng cao khả năng tiếng Anh hoặc du học sinh này nằm trong chương trình trao đổi văn hóa giữa hai quốc gia từ cấp trung học trở lên.
6. Visa H (Temporary Worker): Đây là loại visa cấp cho người được thuê làm việc (visa có thời hạn tối đa là 3 năm) hoặc học việc (visa có thời hạn tối đa là 2 năm) tại các nông trại; đồng thời, visa này cũng sẽ cấp cho người đi kèm như vợ/chồng và con cái.
7. Visa K-1 (Fiancée): Đây là visa cấp cho người đã đính hôn (hứa hôn) với công dân Mỹ. Nếu người được cấp loại visa này có thể bảo lãnh con dưới 18 tuổi đi cùng. Lưu ý: Nếu người được cấp visa này khi đã nhập cảnh vào Mỹ mà không làm hôn thú (đăng ký kết hôn) với người đứng ra bảo lãnh (công dân Mỹ) trong vòng 3 tháng thì sẽ phải trở về nước.
8. Visa R-1 (Religious Worker): Đây là visa dành cho những nam nữ tu sĩ hay các chuyên viên làm việc cho các tổ chức tôn giáo như nhà thờ, nhà chùa, các trường hoặc học viện tôn giáo, các cơ quan truyền giáo hoặc cho các tổ chức tôn giáo phi lợi nhuận. Để được cấp visa R-1, đương đơn cần có giấy chứng minh và xác nhận là thành viên 2 năm liên tục của cơ quan tôn giáo hoặc nếu đương đơn làm làm việc toàn thời gian cho cơ quan này; đồng thời cơ quan này phải chứng minh có đủ ngân quỹ để trả lương cho đương đơn.
(ttp://www.usis.us)