|
|
Ông Nguyễn Mạnh Tiến, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội (bên phải) phát biểu tại toạ đàm. |
Đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu, nguyện vọng của kiều bào
Phát biểu tại toạ đàm, ông Nguyễn Mạnh Tiến, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội cho biết, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm về người Việt Nam ở nước ngoài. Cụ thể là Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị.
Theo ông Nguyễn Mạnh Tiến cho biết, với chức năng giám sát việc thực hiện chính sách của Nhà nước đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Uỷ ban mong muốn được lắng nghe các ý kiến đóng góp, trao đổi của kiều bào về tình hình thi hành chính sách, pháp luật đối với người Việt Nam ở nước ngoài nói chung, Luật Quốc tịch và các văn bản hướng dẫn nói riêng.
“Những ý kiến đóng góp của kiều bào là một trong những cơ sở quan trọng để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, hoàn thiện chính sách pháp luật trong nước liên quan đến NVNONN nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của bà con kiều bào, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động về thăm thân, làm ăn, đầu tư tại quê hương”, ông Nguyễn Mạnh Tiến cho biết.
Đại sứ Việt Nam tại Cộng hoà Séc Thái Xuân Dũng cho biết, cộng đồng Việt Nam tại Séc trên 90.000 người. Cộng đồng Việt được đánh giá là cần cù, chăm chỉ, đóng góp thiết thực cho nền kinh tế Séc và được công nhận là cộng đồng người dân tộc thiểu số tại Cộng hoà Séc.
Theo Đại sứ, người Việt ở Séc kinh doanh vừa và nhỏ, có nhiều doanh nhân Việt Nam thành công ở Séc, một số kiều bào đầu tư trong nước. Thế hệ thứ 2, thứ 3 kiều bào lớn lên ở Séc được đầu tư bài bản, có trí thức cao giữ nhiều vị trí quan trọng trong chính quyền nước sở tại.
“Qua các lần tiếp xúc với kiều bào, rất nhiều kiều bào có nguyện vọng trở lại quốc tịch Việt Nam, trong đó có thế hệ trẻ”, Đại sứ chia sẻ.
|
|
Buổi toạ đàm diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến. |
Cần cụ thể hoá, hướng dẫn rõ ràng
Đại sứ Thái Xuân Dũng cũng cho biết, tại Séc, người Séc gốc Việt được xem xét trở lại quốc tịch Việt Nam không gây xung đột, không gây ảnh hưởng tới tình trạng cư trú của cộng đồng, chính vì thế Đại sứ đề nghị xem xét, tạo điều kiện cho người Việt tại Séc xin nhập lại quốc tịch Việt Nam.
“Điểm vướng mắc nhất là những văn bản luật, điều khoản hướng dẫn cho việc nhập quốc tịch hiện nay chưa được rõ ràng. Điều này rất khó cho những kiều bào mong muốn nhập trở lại quốc tịch Việt Nam”, Đại sứ chia sẻ.
|
|
Ông Nguyễn Duy Nhiên, Chủ tịch Hội người Việt tại Séc phát biểu tại toạ đàm. |
Trong khi đó, ông Nguyễn Duy Nhiên, Chủ tịch Hội người Việt tại Séc, mong muốn giải quyết vấn đề trong xin trở lại quốc tịch Việt Nam của những người đã bị cho thôi quốc tịch Việt Nam.
Ông Duy Nhiên cho biết, số người bị thôi quốc tịch Việt Nam tại Séc là 1.303 trường hợp. Đến thế hệ thứ hai, thứ ba lên tới chục nghìn người không có quốc tịch Việt Nam. “Nếu không giải quyết triệt để vấn đề quốc tịch, sẽ mất đi hình thức của Con lạc cháu hồng, một nguồn lực mềm của kiều bào”, ông chia sẻ.
Theo ông Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đúng đắn, đầy đủ, nhưng việc triển khai cần tháo gỡ càng nhành càng tốt, cần cụ thể hoá hơn nữa.
Toạ đàm đã lắng nghe 12 ý kiến của kiều bào và cơ quan quản lý về vấn đề quốc tịch, vấn đề Căn cước công dân. Các ý kiến nêu lên nguyện vọng xin nhập lại quốc tịch Việt Nam và mong muốn được làm căn cước công dân cho những người quốc tịch Việt Nam làm việc tại nước ngoài.
Ông Ngô Hướng Nam, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho biết buổi toạ đàm có nhiều ý kiến chất lượng. Những ý kiến kiều bào để hoàn thiện môi trường pháp lý tạo sự gắn kết cho bà con kiều bào cho sự phát triển của đất nước.
Kết thúc buổi toạ đàm, ông Ngô Hướng Nam cũng đề nghị cộng đồng người Việt tại Séc có văn bản tổng hợp ý kiến gửi đến các cơ quan chức năng có liên quan. Uỷ ban người Việt Nam là nơi sẽ tiếp nhận mọi ý kiến để các cơ quan liên quan, đầu mối liên quan đến quốc tịch.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực, Bộ Tư pháp từ khi Luật quốc tịch 2008 có hiệu lực đến nay đã cho nhập, cho trở lại quốc tịch Việt Nam và giữ quốc tịch nước ngoài đối với 65 trường hợp.
Tại Séc, từ năm 1993-2015, Chủ tịch nước cho thôi quốc tịch Việt Nam đối với 1.303 trường hợp. Việc cho trở lại quốc tịch Việt Nam đối với người gốc Việt Nam mang quốc tịch Séc: 14 trường hợp được cho trở lại quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch Séc. Nhập quốc tịch Việt Nam của công dân Séc: 6 trường hợp (đều phải thôi quốc tịch Séc). Đến nay, người Việt Nam tại Séc không xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch Séc vì từ năm 2013 Luật Quốc tịch Séc đã cho phép công dân Séc có nhiều quốc tịch.
|
Theo thoidai