Ảnh minh họa.
Có một ông lão 70 tuổi chỉ có thể ngồi trên xe lăn. Một hôm, đứa cháu trai chạy đến hỏi ông: “Ông ơi, cháu 28 tuổi rồi, dù tốt nghiệp một trường danh tiếng nhưng cháu vẫn không đạt được thành tích gì. Thậm chí những người có học lực kém hơn cháu cũng sống khá hơn. Sao cuộc đời này bất công quá”.
Sau khi nghe đứa cháu than thở, ông lão cười nói: “Vậy cháu nói cho ông biết, trên đời này thế nào mới là công bằng?”.
Người cháu trả lời: "Không phải người ta nói làm việc chăm chỉ sẽ có thu hoạch sao? Cháu siêng năng, chăm chỉ như vậy, sao vẫn không có sự công bằng?”.
Ông lão tâm sự: “Khi còn trẻ, ông đã cùng cụ cố lên núi trồng trọt. Mỗi ngày đều rất vất vả. Nhưng cuối cùng, thu hoạch nhà mình không được tốt còn của gia đình người khác lại đặc biệt tốt. Thậm chí, đôi khi chúng ta còn siêng năng hơn những người khác. Nhưng kết quả vẫn vậy.
Thế nhưng, cụ cố của cháu lại nói, làm người, chỉ cần không thẹn với lương tâm của mình là được rồi, cho dù không đắc được gì, nhưng lương tâm thấy thỏa mãn, luôn giữ vững được sự lương thiện, như vậy là đủ.
Khi đó, ta không hiểu những lời mà cụ cố của cháu nói có ý gì, nhưng khi đã có chút tuổi tác, ta mới hiểu rằng, nhân sinh muôn màu, chỉ cần không trái với lương tâm là tốt rồi, không cần phải quá lo lắng”.
Người xưa nói rằng trong cuộc sống và làm việc gì cũng phải giữ vững lương tâm của chính mình để thành công hay thất bại, công bằng hay không.
Trong “Đạo Đức Kinh” có câu: “Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân” ý nói Đạo Trời không thiên vị với bất kì ai, chỉ xem ta làm việc gì, làm tốt thì mới nâng đỡ, không làm tốt thì người ta phải tự gánh lấy hậu quả.
Người ta vẫn nói nhau: “Tự làm tự chịu”, tất cả mọi sự trên đời này, dù ai làm điều gì, đều phải tự gánh lấy tương lai.
Đạo trời vô tình song cũng rất công bình, thường chiếu cố và ban ân cho những người thiện lương. Tử tế là điều cả đời người cần hướng tới, người có lòng tốt tự ắt cuộc đời sẽ gặp nhiều may mắn, sung túc.
Ảnh minh họa.
Xã hội ngày nay, rất nhiều người thường nhấn mạnh quan điểm rằng làm người thì không thể quá lương thiện, nếu không sẽ bị ức hiếp. Những người nói lời này đều là những kẻ vô lương tâm. Nếu mỗi người đều bỏ đi sự lương thiện của mình, xã hội này sẽ trở nên hỗn loạn.
Sau khi một người già đi, trải qua biết bao thăng trầm cuộc sống, cuối cùng sẽ hiểu rằng đối nhân xử thế chỉ cần không hổ thẹn với lòng.
Có người cho rằng sẽ dùng mọi cách để có nhiều tiền hơn, để con cháu sống tốt hơn, bớt căng thẳng hơn.
Một số người nghĩ rằng miễn là họ có thể nhận được nhiều lợi ích hơn, thậm chí nếu điều đó trái với lương tâm của họ, không có vấn đề gì.
Đó là những suy nghĩ nông cạn. Bạn phải biết, cả cuộc đời người ta chỉ tìm kiếm sự bình yên cho tâm hồn, trước sau vẹn toàn đã là sung sướng. Nếu một người đánh mất lương tâm khi gặp nghịch cảnh hay thành công, cuộc đời của họ sẽ rất buồn và đau đớn.
Tại sao nhân sinh buồn vui luôn cùng tồn tại? Vì nỗi buồn và niềm vui đều là kinh nghiệm và thử thách mà Thượng đế ban tặng cho con người, dù trong lúc thuận lợi hay lúc khó khăn, con người vẫn giữ được lương tâm và thiện chí của mình.
Theo giadinhonline