leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa.

Bao nhiêu năm qua, tôi không hề biết đến tiền lương của chồng. Mỗi tháng, anh chỉ đưa tôi 10 triệu để chi tiêu, còn lại thì tự giữ. Cũng có vài lần tôi hỏi nhưng chồng đều cáu gắt, bực bội và cho rằng tôi can thiệp quá sâu vào cuộc sống riêng của anh ấy nên tôi tự ái, không hỏi nữa.

Với số tiền 17 triệu/tháng, tôi chi tiêu cũng đủ và để dành được tầm 2 triệu, phòng khi gia đình xảy ra chuyện gì bất trắc. Vì tự mình giữ tiền nên ngày lễ, sinh nhật vợ, chồng tôi đều gửi cho tôi vài triệu, có khi mua quà tặng nên tôi cũng tạm hài lòng với cuộc sống hiện tại. Thậm chí tôi còn nghĩ, đôi khi không giữ tiền chồng cũng là điều hay, đỡ phải nặng đầu lo nghĩ.

3 tháng trước, bố tôi phát hiện bị tai nạn giao thông rất nặng, phải phẫu thuật rồi nằm viện suốt 1 tháng trời. Anh em tôi họp nhau lại và thống nhất mỗi người sẽ góp 50 triệu để lo cho bố. Dù vậy, số tiền vẫn không đủ để trả tất cả viện phí, anh em tôi buộc phải vay thêm bạn bè. Chạy vạy suốt mấy ngày mới gom đủ số tiền cần thiết.

Hiện tại, sức khỏe của bố tôi đã tiến triển tốt hơn. Ông được xuất viện và chăm sóc tại nhà.

Sẽ chẳng có chuyện gì để nói nếu tôi không vô tình thấy số tiền trong tài khoản tiết kiệm của chồng. Bình thường, chúng tôi chẳng bao giờ đụng vào điện thoại của nhau. Nhưng hôm đó, con trai tôi cầm điện thoại bố chơi game và điện thoại có thông báo đến nên thằng bé mới đưa tôi. Chồng tôi đang tắm, tôi cũng tò mò nên mở xem thử và bàng hoàng khi thấy đó là thông báo đến ngày đáo hạn tài khoản tiết kiệm của chồng mình. Số tiền trong tài khoản đến 500 triệu đồng.

Vậy mà khi bố tôi đứng giữa ranh giới sống - chết, anh vẫn im lặng, không nói gì về số tiền này. Tôi cười trong cay đắng và nhận ra, chồng mình đúng là kẻ tệ bạc. Từ lúc biết số tiền đó, tâm trí tôi lúc nào cũng căng thẳng vì suy nghĩ. Tôi có nên "vùng dậy", yêu cầu chồng đưa tiền lương và số tiền 500 triệu kia cho mình giữ không? Vợ chồng mà không tin tưởng nhau thế này, tôi thấy không hay chút nào.

Mỹ Hạnh