Dâu tây giúp trung hoà tác động của axit uric
Dâu tây được coi là loại trái có thể giúp trung hoà tác động của axit uric. Ảnh: Kiều Vũ

Cùng với việc giàu chất chống oxy, đặc tính lợi tiểu của dâu tây còn làm làm tăng sản xuất nước tiểu ở thận - một yếu tố quyết định trong việc kiểm soát axit uric. Qua đó giúp cải thiện tình trạng của bệnh gút.

Bên cạnh đó, dâu tây còn cung cấp vitamin C và flavonoid, chất xơ, khuyến khích sự phân hủy purin trong một số loại thực phẩm.Trong 200g dâu có tới 160% vitamin C theo liều lượng khuyến cáo nên dùng hàng ngày. Cũng trong 200g dâu tây chứa 2g chất xơ thiết yếu cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Dâu tây cũng là loại trái cây phổ biến chứa hàm lượng cao các vitamin, chất chống oxy hóa và các thành phần dinh dưỡng quan trọng khác. Trong quả dâu không chứa chất béo, cholesterol hay natri.

Tuy nhiên, việc ăn dâu tây cần chú ý trung bình hàng ngày chỉ nên ăn 200g, tương đương với 8 trái dâu lớn. Một khẩu phần dâu chứa 50 calo, 11g carbohydrate và 1g protein.

Khi chọn dâu tây nên chọn những quả mọng cỡ trung bình, chắc, đầy đặn và có màu đỏ đậm. Sau khi được thu hoạch, dâu tây không còn khả năng chín thêm nữa nên cần chọn luôn quả chín lúc mua. Dâu tây có thể ăn tươi hoặc dùng làm nước ép. Để tránh phát huy tác dụng của dâu tây, kể cả trong việc giảm cân thì nên hạn chế dùng dâu đã chế biến thành mứt, sirô.

Theo laodong