Cả hai vợ chồng đều bận rộn, tôi vừa đi làm vừa lo chuyện nhà cửa con cái, chồng thì đầu tư làm ăn riêng nên cũng quay vòng túi bụi với các mối quan hệ xã hội bên ngoài. Cả nhà gần như chỉ gặp nhau được một chút thời gian vào cuối ngày, hai vợ chồng chơi với con rồi nói năm ba câu hỏi thăm xong là đến giờ đi ngủ.  

Dịch COVID19 đến, các biện giãn cách xã hội diễn ra làm mọi thứ đảo lộn. Bọn trẻ con nghỉ học dài hạn, cơ quan tôi yêu cầu làm việc tại nhà, việc kinh doanh của chồng cũng tạm thời phải đóng cửa. Mấy hôm đầu khi mới “đột ngột” có được thêm thời gian ở nhà cùng nhau vợ chồng con cái ai cũng vui lắm. Không phải chịu cảnh cơm nguội canh lạnh ngồi đợi chồng đi nhậu như mọi khi làm tôi cũng thấy nhẹ nhõm nên cũng muốn tranh thủ dịp này hâm nóng tình cảm.

Thế nhưng mùa dịch cứ kéo dài thêm mỗi ngày thì mọi chuyện không còn vui như trước nữa…

Quẩn quanh ở nhà, ra vào đụng mặt nhau hoài làm tôi nhận ra nhiều điều không vừa ý ở chồng, mà hình như chồng tôi cũng vậy… Cả hai trở nên buồn bực, cáu bẳn, khó chịu với nhau hơn hẳn lúc trước. Chuyện nhỏ cũng làm hai vợ chồng trở nên tranh luận gay gắt hay ngấm ngầm bực bội với nhau.

CovidPost2

Ảnh minh họa

Lịch sinh hoạt xáo trộn làm tôi mệt nhoài khi vừa lo chuyện cơ quan, coi ngó con cái học hành vừa ngập đầu chăm lo chuyện cơm nước ngày 3 bữa cho cả nhà. Trong khi đó, chồng không quen ở nhà nên cuồng tay cuồng chân, kiếm cớ đi ra ngoài mặc kệ vợ ngăn cản thế nào cũng chẳng được. Lúc ở nhà thì cũng cứ chỉ chui vào phòng ngồi ôm máy với vẻ mặt cau có khó chịu, con cái nghịch ồn ào một tí là lại gào lên bảo sao vợ không quản con để yên cho anh làm việc. Tôi thấy thật bất công khi trách nhiệm gia đình cứ như đổ đầy hết vào hai vai của mình trong khi anh chả làm gì mà cứ ngồi chê trách hết việc này đến việc khác.

Cả ngày lo chuyện nhà chuyện cửa cũng mệt nên lúc rảnh rỗi tôi chỉ muốn xem phim giải trí nhưng anh lại gào lên khó chịu.

Đang rối bời với những lo lắng khi thu nhập bị cắt do công ty giảm việc, giảm lương, lại thêm ấm ức, tủi thân, thất vọng khi chồng không đồng hành chia sẽ, tôi bùng lên tuyên bố với anh sau một trận gây gỗ: “Đợi dịch xong tôi sẽ ly hôn!”

Ly hôn không phải là điều tôi sẽ lựa chọn, nhưng tôi thấy mệt mỏi không biết nên làm gì khi trong lòng tích tụ toàn cảm giác tiêu cực về người bạn đời của mình như vậy.

Sau 2 hôm im lặng không ai thèm nói chuyện với ai câu nào, đến đêm thứ ba chồng đột ngột vào phòng kéo tôi ngồi dậy, anh bảo anh có một thứ này hay lắm sẽ cho tôi xem.

Tôi tưởng chồng có món quà gì đó để làm lành với mình, ai ngờ anh bắt tôi ngồi xuống trước màn hình máy tính đang mở sẵn một file video rồi bảo đây là webclass của chị LyNa, một chuyên gia tư vấn tâm lý người Úc gốc Việt, đang trao đổi về những tác động xấu của dịch Covid-19 lên hạnh phúc gia đình và cách để xử lý những khủng hoảng hôn nhân trong giai đoạn này. Anh bảo phải cùng anh xem hết cái webclass này đi đã rồi tôi muốn giận tiếp hay muốn bỏ nhau thì tùy!

Trước đây tôi chưa từng tham gia một webclass online nào giống kiểu này, cũng chưa bao giờ được nghe những chia sẻ, phân tích về tâm lý hôn nhân gia đình nào bổ ích đến như vậy. Sau phần kiểm tra trắc nghiệm thực tế tình trạng hiện tại của hai vợ chồng, chúng tôi được nghe chị LyNa phân tích tiếp về 6 nhóm nguyên nhân có khả năng tạo ra nguy cơ khủng hoảng của các cặp đôi trong giai đoạn ở nhà trốn dịch. Chị LyNa còn đưa ra 2 nhóm giải pháp với 8 hướng dẫn cụ thể để giúp chúng tôi ngăn ngừa các nguy cơ hay để xử lý các khủng hoảng đã lỡ có trong gia đình mình cũng như giới thiệu phương cách xử lý các loại khủng hoảng hôn nhân trên góc độ dài hạn và cách thức để chúng tôi có thể có được một hạnh phúc gia đình bền chặt hơn từ giờ về sau.

Quả thật là càng nghe chị LyNa nói tôi càng thấy thấm thía và vỡ ra được nhiều điều mà trước giờ mình đã không biết cũng như không hiểu hết về tâm lý của chính bản thân mình cũng như của bạn đời. Từ sau webclass bổ ích này, tôi nghĩ tôi đã biết mình phải làm gì để những khủng hoảng hôn nhân như thế không xảy ra trong gia đình của mình nữa.

Thấy tôi ngồi im lặng suy nghĩ, chồng nắm lấy tay tôi và bảo: “Anh xin lỗi, anh cũng như em, chúng ta đã có nhiều điều sai trong giai đoạn này và cả giai đoạn trước đó nữa! Mình cùng nhau sửa chữa những điều này vì gia đình mình em nhé!”

Cảm ơn chuyên gia tư vấn tâm lý LyNa, cảm ơn Webclass “Giải Cứu Khủng Hoảng Hôn Nhân Mùa Dịch Covid19” của chị. Webclass hoàn toàn miễn phí nhưng quả thật cực kỳ bổ ích cho bất cứ ai đã lập gia đình, nhất là những ai đang gặp phải những chuyện trục trặc không vui trong mùa dịch Covid19 năm nay.

Theo giadinhvietnam