Từ các nhóm lớp đến diễn đàn nuôi dạy con cái và mua sắm đồ dùng trong gia đình, những việc này gần như do phụ nữ đảm nhiệm.
Một phụ huynh tên Yun chia sẻ: “Các nhóm phụ huynh và giáo viên trực tuyến là nỗi khổ của tôi. Tôi tham gia hàng chục nhóm như vậy. Bất cứ khi nào con tôi đăng ký tham gia một hoạt động ngoại khóa, tôi phải tham gia nhóm chat để liên lạc.
Chồng tôi không bao giờ để tâm những chuyện này. Cả hai có sự phân công rõ ràng, tôi chịu trách nhiệm về việc giao tiếp với nhà trường”.
Ảnh minh họa.
Peng Yinni, phó giáo sư xã hội học tại Đại học Baptist Hong Kong, cùng nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn Yun vào năm 2022, trong một cuộc điều tra kéo dài 3 năm về các phương pháp nuôi dạy con cái ở Thâm Quyến (thành phố ven biển Hạ Môn) và Thái An (tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc).
Một trong những điều khiến Yinni ấn tượng là công nghệ kỹ thuật số đã trở nên thuận tiện hơn trong việc nuôi dạy con cái. Trong khi chăm sóc thể chất, bồi dưỡng tình cảm và kỷ luật con trẻ chiếm phần lớn nhiệm vụ của cha mẹ, sự xâm nhập của các phương tiện hiện đại vào cuộc sống hàng ngày của những bậc phụ huynh Trung Quốc đang tạo ra một phương pháp giáo dục kiểu mới.
Mặc dù công nghệ thường được coi là lĩnh vực của nam giới bởi họ có kỹ năng sử dụng máy móc, các cuộc phỏng vấn của Yinni cho thấy chuẩn mực này không áp dụng cho mảng gia đình. Kinh nghiệm của Yun là điển hình, khi việc nuôi dạy con cái được bổ sung yếu tố trực tuyến, các bà mẹ dường như phải làm việc nhiều hơn.
Ví dụ, các bà mẹ chủ động hơn các ông bố trong việc tìm kiếm, sàng lọc và chia sẻ thông tin nuôi dạy con cái trực tuyến. Họ đăng ký các blog, tham gia các diễn đàn hoặc nhóm trò chuyện về chăm sóc con trên các nền tảng mạng xã hội.
Ảnh minh họa.
Những bà mẹ mà Yinni tiếp cận đều nhận thấy các tài liệu trên mạng khá hữu ích khi giúp giải quyết vấn đề cụ thể của họ trong cuộc sống và nâng cao kiến thức tổng thể về thực hành nuôi dạy trẻ.
Mei, một bà mẹ ở Tai'an nói: “Các diễn đàn giúp tôi thay đổi suy nghĩ khi nói đến việc nuôi con”.
Một đặc điểm khác của phương pháp này là phải liên lạc thường xuyên với giáo viên. Với các gia đình có con trong độ tuổi đi học, việc kiểm tra tin nhắn đã trở thành một nhiệm vụ hàng ngày. Đây được được xem là cách để cập nhật tình hình học tập, hoạt động của con ở trường và theo dõi bài tập về nhà.
Fang, một bà mẹ ở Thâm Quyến, kể chi tiết về thói quen của mình: “Chúng tôi có một nhóm chat chung, cô giáo sẽ đăng thông tin bài kiểm tra và nhận xét về thành tích của học sinh trong đó. Tôi cũng chủ động gặp mặt để hỏi thêm việc học về con trai”.
Một khía cạnh khác thường bị bỏ qua của việc nuôi dạy con kỹ thuật số là mua sắm trực tuyến. Các bà mẹ dành nhiều thời gian để lựa chọn các sản phẩm chất lượng cao cho con cái của họ. Trước khi mua hàng, họ có thể so sánh giá của các tùy chọn khác nhau, đánh giá độ tin cậy, tiếng tăm của cửa hàng và đọc qua nhận xét từ người tiêu dùng.
Mặt khác, các ông bố hiếm khi tham gia vào bất kỳ công việc nào trong số này. Nhiều người cho biết việc nuôi dạy con cái trực tuyến như tìm kiếm mẹo nuôi dạy con hoặc mua sắm trực tuyến là sở thích của phụ nữ và cho rằng vợ của họ thích làm những công việc này.
Qiang, một người bố sống ở phía đông nam thành phố Hạ Môn chia sẻ: “Mẹ của bọn trẻ có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn. Cô ấy hay truy cập các diễn đàn hoặc hội nhóm làm mẹ trên Internet và quan tâm đến loại thông tin này. Tôi ít khi làm vậy vì bận rộn với công việc”.
Phụ huynh và giáo viên dường như đều đồng ý rằng việc các bà mẹ quản lý giao tiếp trực tuyến với nhà trường là phù hợp hơn. “Mọi thông tin liên lạc với giáo viên đều do vợ tôi xử lý. Nếu cần, cô ấy sẽ gọi cho họ. Tôi ít khi can thiệp vào”, Dong, một người đàn ông ở Thâm Quyến, cho biết.
Trong khi mọi người viện dẫn các định kiến “coi mẹ là người chăm sóc chính và bố là trụ cột gia đình”, phó giáo sư xã hội học nhận định sự gia tăng của điều này có thể làm sâu sắc thêm sự phân công lao động theo giới tính trong hộ gia đình. Bằng cách xóa nhòa ranh giới giữa chăm sóc chồng con, công việc và giải trí, suy nghĩ trên sẽ khiến phụ nữ trở nên vô hình hơn và cho phép người chồng lãng quên công sức của vợ một cách dễ dàng. Rất ít đàn ông thừa nhận vợ họ phải chịu áp lực ngày càng lớn do phải liên tục phản hồi những tin nhắn mới liên quan đến con cái.
Theo giadinhonline.vn