Mạng xã hội có khá nhiều cuộc thảo luận về vấn đề này và sau một thời gian tranh luận đã xuất hiện hai ý kiến hoàn toàn trái ngược nhau. Một bên cho rằng cần phải nói cho con bởi người già hay quên, dễ bị lừa, trong tay có quá nhiều tiền cũng không tốt. Bên còn lại cho rằng không thể nói vì nếu con cái biết được, chúng sẽ nảy sinh thói ỷ lại, tiếp cận bố mẹ thường xuyên.

Bà Trương năm nay 70 tuổi, có một con trai và một con gái, cô con gái lớn đã lấy chồng ngoài thành phố, con trai út sau khi tốt nghiệp đại học đã lên thành phố làm việc, chồng bà mất vì bạo bệnh cách đây vài năm, bà dựa vào lương hưu để sống. Sống ở quê, dù cô đơn nhưng vẫn có thể tự túc.

Để các con có cuộc sống sung túc, bà đã dùng tiền tiết kiệm trong mấy chục năm qua để mua ô tô cho con gái và mua nhà cho con trai ở thành phố. Có thể nói, bà không có sự ưu ái đặc biệt nào với ai, bản thân các con cũng không có đồng tiết kiệm nào.

tien tiet kiem Giadinhonline (1)

Ảnh minh họa.

Một ngày nọ, bà Trương đột nhiên phát hiện đôi chân của mình bỗng trở nên cứng ngắc, bác sĩ nghi ngờ đó là cục máu đông nên yêu cầu bà đến bệnh viện tuyến trên để khám thêm.

Bà Trương gọi điện cho con trai trong thành phố, kể lại chuyện này, mong con trai có thể cùng mẹ đến bệnh viện lớn để khám. Không ngờ cậu con trai lại phàn nàn đang rất bận công việc, không có tiền, đến bệnh viện cũng không trả nổi tiền thuốc men và viện phí.

Bà Trương đành phải gọi con gái, không ngờ con gái cũng nói đang ở nhà trông con, chỉ chuyển cho mẹ ít tiền để mẹ tự đi khám. Đến bệnh viện kiểm tra, bà Trương nói có thể số tiền này không đủ, con gái bà lại nói: “Thế con trai của mẹ đâu?”.

Bà Trương đặt điện thoại xuống, trong lòng cảm thấy đau đớn. Bà trả tiền đặt cọc cho con trai mua nhà và thỉnh thoảng giúp con trả nợ thế chấp, con vẫn không hề biết ơn. Bà mua một chiếc ô tô cho con gái làm của hồi môn nhưng con gái không coi trọng điều đó. Bà không để lại chút tiền tiết kiệm nào mà đưa hết cho con cái, khiến chúng không thèm quan tâm đến đấng sinh thành mà chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân.

Tiền thực sự là thước đo tốt nhất để thử nghiệm bất kỳ mối quan hệ nào, nó có thể khiến con người nhìn rõ mọi thứ, đôi khi đối mặt với tiền bạc, tình cảm gia đình thực sự chẳng có giá trị gì.

Đừng dùng tiền để thử lòng người

Nhiều người cho rằng con cái có mối quan hệ huyết thống gần gũi nhất với mình, phải tin tưởng con nhưng thực tế, sự cám dỗ của đồng tiền thực sự quá lớn đối với con người.

Dưới sự cám dỗ của tiền bạc, lòng người thường không chịu nổi sự thử thách, bởi lòng tham của con người rất dễ bị lợi ích thôi thúc, loại cảm xúc này có thể khiến con người mất lý trí, trở nên ích kỷ và tham lam.

tien tiet kiem Giadinhonline (2)

Ảnh minh họa.

Lu Yao đã viết trong "Thế giới bình thường": "Tiền là một thứ tốt. Nó có thể khiến con người không còn hoảng sợ và mang lại cho con người niềm tin”.

Phải nói rằng, tiền quả thực là cảm giác an toàn nhất đối với con người, có nó, con người mới có thêm dũng khí, hy vọng vào cuộc sống, có thể mang lại cho con người niềm tin để chiến đấu trước khó khăn. Người cao tuổi đặc biệt cần có tiền để trang trải những ngày tháng cuối đời.

Về việc có nên nói với con về số tiền tiết kiệm khi về già hay không, mỗi người ở một môi trường khác nhau sẽ có câu trả lời khác nhau. Thế giới không có đen và trắng, nếu bạn cho rằng con mình đáng tin cậy và hiếu thảo thì đúng là như vậy, chắc chắn sẽ kể cho con biết mọi chuyện. Nếu mâu thuẫn trong gia đình phức tạp và việc có sự dè dặt cho bản thân là điều dễ hiểu.

Người cao tuổi nên giữ lại một ít tiền để đảm bảo cuộc sống những năm cuối đời là đúng, trước khi già có thể phân bổ số tiền tiết kiệm một cách hợp lý. Trong cuộc sống, chúng ta không chỉ phải tin vào giá trị của mối quan hệ gia đình mà còn phải nhìn ra sự tàn khốc của hiện thực, đây là một loại trí tuệ.

Theo giadinhonline.vn