Hikikomori là hiện tượng những người tự giam mình trong căn phòng đơn lẻ, từ chối tham gia vào đời sống xã hội và hoạt động gia đình trong khoảng thời gian dài hơn 6 tháng, chỉ liên hệ với người thân trong gia đình.

Con số trên chiếm khoảng 2% tổng dân số từ 15 đến 64 tuổi của cả nước Nhật. Theo cuộc khảo sát, khoảng 20% trở thành người xa lánh xã hội do đại dịch Covid-19.

Ước tính mới dựa trên một cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 11.2022 trên 30.000 người ở độ tuổi từ 10-69 trên cả nước Nhật, theo Hãng tin Jiji Press.

Tại sao hơn 1,4 triệu người trong độ tuổi lao động ở Nhật sống như hikikomori? - Ảnh 1.

Một quan chức Văn phòng Nội các Nhật cảnh báo bất kỳ ai cũng có thể trở thành người sống xa lánh xã hội

Sciencefocus.com

Cuộc khảo sát cho thấy 2,05% người từ 15-39 tuổi chỉ ra ngoài vì sở thích của họ, rời khỏi phòng nhưng ở trong nhà hoặc hiếm khi rời khỏi phòng trong ít nhất 6 tháng. Tỷ lệ này ở mức 2,02% đối với những người trong độ tuổi từ 40-64.

Cũng theo cuộc khảo sát, 21,5% hikikomori trong độ tuổi từ 15-39 đã bị cô lập về mặt xã hội từ 6 tháng đến dưới một năm và 21,9% số người trong độ tuổi từ 40-64 đã tự nhốt mình trong nhà dưới hai đến ba năm.

Tại sao hơn 1,4 triệu người trong độ tuổi lao động ở Nhật sống như hikikomori? - Ảnh 2.

Tại một khu vực kinh doanh của Tokyo

The Japan Times

Khi được hỏi tại sao họ trở thành hikikomori, 20,8% số người sống xa lánh xã hội trong độ tuổi từ 15-39 cho biết họ gặp khó khăn trong các mối quan hệ giữa các cá nhân, và 18,1% viện dẫn đại dịch.

Tương tự, 44,5% hikikomori trong độ tuổi từ 40-64 cho biết một tác nhân để bắt đầu rút lui khỏi xã hội là đã nghỉ việc và 20,6% viện dẫn đại dịch.

Một quan chức Văn phòng Nội các Nhật cho rằng mọi người có thể trở nên cô lập về mặt xã hội khi họ cảm thấy khó ra ngoài giữa đại dịch và chọn tham gia các lớp học trực tuyến và làm việc tại nhà.

Theo Thanh niên