Giữa tháng 10, Times Higher Education công bố bảng xếp hạng theo lĩnh vực. Viện Công nghệ California vươn ba bậc so với năm 2019 còn Stanford tăng một bậc. Đại học Cambridge của Vương quốc Anh cũng có sự thăng hạng rõ rệt khi từ hạng 6 lên vị trí thứ 3, đồng hạng với Đại học Harvard(Mỹ).

Một góc trong khuôn viên Viện Công nghệ California. Ảnh: US News & World Report

Một góc trong khuôn viên Viện Công nghệ California. Ảnh:US News & World Report

Mỹ còn bốn đại diện khác trong top 10, gồm: Viện Công nghệ Massachusetts (hạng 6), Đại học California tại Los Angeles và Viện Công nghệ Georgia (đồng hạng 9). Trong đó, Đại học California tại Los Angeles tăng bốn bậc so với năm ngoái để lọt vào top 10.

Vương quốc Anh có hai trường. Nếu như Cambridge thể hiện sự nổi trội thì Oxford lại tụt hạng. Từ vị trí số 1 năm ngoái, trường đã rớt xuống top 5.

Thứ hạng năm 2020

Trường

Quốc gia/ Vùng lãnh thổ

Thứ hạng năm 2019

= 1

Viện Công nghệ California (Caltech)

Mỹ

4

= 1

Đại học Stanford

Mỹ

2

= 3

Đại học Cambridge

Vương quốc Anh

6

= 3

Đại học Harvard

Mỹ

3

5

Đại học Oxford

Vương quốc Anh

1

6

Viện Công nghệ Massachusetts (MIT)

Mỹ

5

7

Đại học Princeton

Mỹ

7

8

ETH Zurich

Thụy Sĩ

9

= 9

Đại học California tại Los Angeles

Mỹ

13

= 9

Viện Công nghệ Georgia

Mỹ

10

Tương tự với nhóm ngành Khoa học máy tính, châu Á không có đại học nào lọt vào top 10 nhưng cũng có bốn trường giữ thứ hạng cao trong top 20, gồm: Đại học Quốc gia Singapore (thứ 12), Bắc Kinh của Trung Quốc (13), Công nghệ Nanyang của Singapore (15) và Thanh Hoa của Trung Quốc (18).

Việt Nam có ba đại học tham gia xếp hạng ở lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ này. Đại học Bách khoa Hà Nội là trường có thứ hạng cao nhất, được xếp trong nhóm 301-400. Đại học Quốc gia Hà Nội xếp vị trí 401-500 và Đại học Quốc gia TP HCM thứ 601-800.

Bảng xếp hạng đại học thế giới theo lĩnh vực năm 2020 của Times Higher Education (THE) dựa trên 13 chỉ số đánh giá, giống với bảng xếp hạng đại học thế giới 2020 (THE WUR). Các chỉ số này được chia thành năm nhóm gồm: đào tạo (30%), nghiên cứu (30%), trích dẫn (27,5%), danh tiếng quốc tế (7,5%) và nguồn thu từ hợp tác với doanh nghiệp (5%). Tuy nhiên, đối với mỗi nhóm ngành cụ thể, phương pháp tính được hiệu chỉnh một chút cho phù hợp.

Theo vnexoress