Đền Taj Mahal là biểu tượng du lịch nổi tiếng nhất của Ấn Độ.

1. Tạo ấn tượng tốt ngay lần đầu tiên

Khi gặp ai đó, bạn nên chào bằng câu: "Namaste" (trong tiếng Hindi có nghĩa là “tôi tôn trọng tinh thần của bạn”). Trong khi đó, bạn chắp hai tay ở vị trí cầu nguyện và cúi đầu nhẹ.

Đàn ông có thể bắt tay với đàn ông và phụ nữ với phụ nữ (nên nhớ là bắt tay nhẹ chứ không giống như ở phương Tây), nhưng nhiều phụ nữ sẽ không bắt tay với đàn ông và ngược lại.

2. Theo quy luật của những bàn tay

Bất cứ gì cần sử dụng bằng một tay (như đưa quà, một ly trà hay những tài liệu quan trọng) nhất định phải được dùng bằng tay phải, tay trái chủ yếu chỉ được dùng trong việc vệ sinh.

Trong một bữa ăn truyền thống của Ấn Độ, không có những dao nĩa của phương Tây do người Ấn ăn bằng tay thì tay trái bạn nên giữ khay của mình, tay phải được sử dụng để lấy cơm, thịt và rau củ dùng kèm với bánh mỳ.

3. Giữ ý tứ

Nếu bạn là khách trong một bữa ăn, không nên yêu cầu thêm thức ăn và chừa lại một chút lên đĩa. Một chiếc đĩa sạch sẽ có nghĩa là bạn đang còn đói và ép chủ nhà phải cho mình thêm thức ăn.

Một trong những công trình đẹp nhất, tiêu biểu cho đạo Bahai ở Ấn Độ là ngôi đền Hoa Sen lộng lẫy tọa lạc tại New Delhi.

4. Đừng hiểu sai ngôn ngữ cơ thể

Rất nhiều người Ấn ra dấu thích thú với những gì bạn đang nói. Ngay cả ký hiệu lắc đầu chưa chắc đồng nghĩa với: “Tôi không đồng ý”. 

5. Nhìn nhiều hơn hai hướng, và nhìn hơn một lần

Những con đường ở Ấn Độ là đường phố lớn, có khá nhiều phương tiện giao thông như: ô tô, xe buýt, xe tải, xe bò, ngoài ra còn có người đi bộ, bò, súc vật… Khi sang đường, bạn nên tập trung chú ý cả hai bên đường. Quan sát xu hướng di chuyển của gia súc và cho dù bạn làm gì, luôn luôn bước tới và đi theo dòng người. 

6. Chuẩn bị “Inglish”

Tất cả người Ấn đều nói tiếng Anh và Hindi - ngôn ngữ quốc gia được sử dụng ở thủ đô Delhi và phần lớn phía Bắc Ấn. Ngoài ra còn một số ngôn ngữ địa phương khác. Bởi thế mới có từ “Inglish” có nghĩa là Indian English (tiếng Anh kiểu Ấn).

Đôi khi có những câu nói thông tục mà bạn chưa bao giờ nghe như: “Let’s prepone our lunch!” (nghĩa là hãy chuẩn bị ăn cơm trưa sớm hơn) hoặc là: “You are a homely person!” (có nghĩa là bạn là người đáng tin cậy hay trung thực). Khi bạn nghe hàng trăm câu nói lùng bùng thì cứ nên mạnh dạn hỏi lại để không hiểu sai.

7. Luôn sẵn sàng khăn giấy khi đi du lịch

Đi qua một vài cánh cửa xuống khỏi khách sạn kiểu phương Tây và bạn sẽ tiếp cận với nhà vệ sinh kiểu Ấn Độ truyền thống. Nó thường chỉ có một lỗ đen xổ thẳng xuống lòng đất theo kiểu ngồi xổm, tiếp theo đó là một vòi nước ngay bên tay trái. Tất cả chỉ có thế, nên khi đi du lịch ở đây, bạn đừng quên mang theo khăn giấy.

8. Viết tất cả vào giấy

Nếu bạn hỏi hướng đi trên đường, một vài người Ấn Độ sẽ thú nhận không biết bằng cách nào để đưa bạn đi hoặc họ không hiểu câu hỏi của bạn. Thay vì thế, họ sẽ kéo tay bạn và cùng bạn đi vòng quanh đến khi có thể tìm thấy địa chỉ muốn tìm. Nên viết vào tất cả những tên và địa chỉ mà bạn muốn đến cho thuận tiện việc hỏi đường.

9. Ghé thăm những ngôi đền Hindu

Đền Hindu giáo là nơi gặp gỡ phổ biến nhất cho mọi người. Đó là nơi họ đến để cầu nguyện và thờ cúng. Bạn nên chuẩn bị rửa tay và chân tại những vòi nước bên ngoài cửa vào, và để giày trước cửa vào (chắc chắn là nó sẽ vẫn ở đó sau khi trở ra). Trong đền thờ là cơ hội rất tốt để bạn tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng của người Ấn. 

10. Làm theo những gì người địa phương làm

Bạn sẽ được van nài để mua những bông hoa trước cửa vào đền, cứ mua và để chúng trong đền như một món đồ cúng. Nếu bạn được chào đón bởi một vòng hoa đeo lên cổ mình, bạn cũng chỉ nên gỡ chúng ra sau khoảng 1, 2 phút và đặt bên cạnh mình. Điều đó thể hiện sự khiêm tốn, nhún nhường.

11. Quy định hải quan Ấn Độ

Khi đi du lịch nước ngoài, mỗi hành khách được phép mang 20kg hành lý ký gởi và 05 kg hành lý xách tay miễn cước.

Hành lý quá cước quy định phải trả tiền cước theo quy định của Hãng Hàng Không: 8 USD/1kg. Quý Khách có mang theo máy quay phim, máy ảnh có giá trị lớn, băng đĩa đã có nội dung nên để ở túi xách tay và phải khai báo trong tờ khai Hải Quan tại sân bay Tân Sơn Nhất khi xuất cảnh để không phải bị đóng thuế khi nhập cảnh trở về.

Mỗi người được mang theo 3.000 USD, vàng bạc và các loại nữ trang mang trên người không quá 8 lượng thì không cần khai báo (lưu ý: Quý Khách không nên mang theo Kim Cương, đá quý có gía trị lớn).

Khách hàng được phép mang vào tại các phi trường quốc tế hàng hóa miễn thuế sau: rượu các loại từ dưới 01 lít, thuốc lá dưới 200 điếu.

Khách được miễn nộp thuế Hải Quan khi mang vào Việt Nam với tổng số lượng hàng hóa không quá 300 USD (không tính hàng kim khí điện máy).

Lưu ý: Du khách không được để các vật có thể sử dụng làm hung khí như: dao, kéo…. Trong hành lý xách tay hoặc để băng từ trong hành lý ký gửi. Tuyệt đối không được mang theo hàng quốc cấm khi xuất cảnh.

12. Thời gian 

Ấn Độ có giờ đi trước Việt Nam 1,5 giờ.

13. Thời tiết

Thời tiết và khí hậu của An Độ rất nóng. Nhiệt độ trung bình tại Delhi từ 250C đến 320C, tại Lucknow từ 260C đến 340C. Tháng chín là đang giữa mùa mưa ở Ấn Độ.

14. Ngôn ngữ

Tiếng Anh & tiếng Hindi là ngôn ngữ giao tiếp xã hội tại An Độ, ngoài ra còn rất nhiều khoảng hơn 800 phương ngữ khác.

Đồng Rupee Ấn Độ.

15. Tiền tệ

Tiền Ấn Độ:  Rupee

Chỉ sử dụng tiền hiện hành của nước đến trong mọi giao dịch, mua bán. Quý khách có thể đổi tiền tại sân bay, ở các siêu thị hoặc tại các quầy đổi tiền (Money Exchange). Tuyệt đối không nên giao dịch đổi tiền với các người lạ mặt và cũng không nên đổi tiền trong khách sạn vì tỉ giá rất thấp. Quý khách chỉ mang đôla Mỹ hoặc các ngoại tệ mạnh để đổi sang tiền Ấn Độ.

16. Trang phục

Mọi người nên mang theo trang phục gọn nhẹ, quần áo có loại vải khỏi ủi để khỏi phải tốn phí giặt ủi trong khách sạn và vừa đủ trong thời gian đi du lịch. Nên mang giày đế thấp, mềm và gọn nhẹ (không nên mang giày mới để tránh đau chân). 

17. Điện

Ở Ấn Độ sử dụng điện thế 220 Volts. Quý khách mang theo các thiết bị cần nạp pin (máy quay film, máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại di động…) nên mang theo ổ cắm chia ra 3 chấu để sử dụng.

18. Điện thoại

Khi cần liên lạc bằng điện thoại, du khách có thể nên mua Phone Card để gọi quốc tế (Hướng Dẫn Viên sẽ hướng dẫn nơi mua và sử dụng).

Gọi điện thoại từ Ấn Độ về Việt Nam: 00 + 84 + Mã vùng (bỏ số không đầu) + Số muốn gọi

 Gọi điện thoại di động ở Việt Nam: 00 + 849 + 0(1)xxxxxxx

Điện thoại di động rất phổ biến ở Ấn Độ. Với một chiếc điện thoại GSM (loại sử dụng thẻ sim) có thể hoạt động ở bất cứ đâu ngoài Bắc Mỹ, hay "Điện Thoại Toàn Cầu" (hoạt động được trên tất cả các mạng lưới di động), bạn sẽ dễ dàng có được số điện thoại di động tại bất cứ thành phố nào ở Ấn Độ. Điện thoại di động tại Ấn Độ là hết sức hữu ích và cước phí cũng rất rẻ.

19. Khách sạn

Các khách sạn tại An Độ trang bị cửa khoá tự động, khi ra khỏi phòng Quý Khách chỉ cần đóng cửa lại là cửa tự khoá (không bấm khóa vì sẽ bị khoá hai lần dù có chìa khoá cũng không mở cửa được).

Ẩm thực Ấn Độ.

Khi nhận phòng khách sạn Quý khách lưu ý kiểm tra các vật dụng trong phòng phải đầy đủ cho hai người và báo ngay cho Hướng dẫn nếu thiếu, tránh trường hợp bị khách sạn bồi thường khi trả phòng.

20. Ẩm thực

Những tín đồ Ấn giáo tuyệt đối không ăn thịt bò bởi vì họ coi bò là thần. Những tín đồ Hồi giáo không ăn thịt heo, nhưng họ lại rất thích ăn thịt bò.

Cũng giống như các quốc gia châu Á khác, cơm vẫn là món chính trong bữa ăn của người Ấn. Tuy nhiên, hoàn toàn khác với cách nấu cơm của người Việt. Người Ấn lấy gạo xào với dầu hay bơ trước, sau đó mới cho nước vào nấu, khi cơm gần chín còn cho nhiều hương liệu khác như: tiêu, quế... Bên cạnh món cơm chiên thông thường, còn có cơm nấu với cá, thịt gà, rau củ. Phần lớn người Ấn Độ khi ăn cơm dùng tay phải bốc ăn.

Ở Ấn Độ, quý khách nên dùng nước đóng chai và không nên ăn các thức ăn lạ bày bán ở lề đường. Thức ăn của người Ấn thường có vị cay, chua, có mùi càry (du khách có thể tự trang bị thêm thức ăn riêng cho mình nếu thức ăn không hợp khẩu vị). Trong thời gian transit (chuyển tiếp) giữa 2 chuyến bay, quý khách tự trang bị thức ăn cho mình.

Nếu trong đoàn có quý khách nào ăn chay xin báo trước để đặt khẩu phần ăn chay.

21. Mua sắm

Khi mua sắm tại Ấn Độ đa số sử dụng tiền bản địa, một số cửa hàng miễn thuế (DFS) có thể  trả bằng USD, nhưng tỷ giá thấp hơn tỷ giá ngân hàng.

Tại các khu chợ sĩ, chợ lẻ, chợ trời: quý khách phải xem kỹ về chất lượng hàng hoá và nhất thiết phải trả giá. Hàng hoá ở những nơi này rất phong phú.

Tại các siêu thị không cần thiết phải trả giá vì đã có giá niêm yết, nhưng đối với những cửa hàng tư nhân thuê lại trong siêu thị (nhân viên không mặc đồng phục) thì vẫn có thể mặc cả.

Giao thông Ấn Độ rất đa dạng.

22. Giao thông

Phương tiện giao thông tại Ấn Độ rất đa dạng. Ngoài thời gian theo đoàn, nếu quý khách có nhu cầu di chuyển thì nên sử dụng phương tiện taxi có mở đồng hồ km và thanh toán theo đồng hồ để tránh những phiền phức ngoài ý muốn (nên lưu ý và yêu cầu lái xe mở đồng hồ nếu thấy họ không làm trước khi xe khởi hành).

Ngoài ra, còn có những phương tiện giao thông công cộng khác như xe bus, xe điện ngầm, nhưng quý khách nên tham khảo ý kiến Hướng dẫn viên địa phương.

Nhớ mang theo Hotel Card (Hướng Dẫn Viên sẽ cung cấp cho Quý Khách khi đến khách sạn) để sử dụng đi Taxi mỗi khi đi tự túc ngoài chương trình để dể dàng tìm về khách sạn khi bị lạc đường.

23. Phong tục tập quán

Người Ấn Độ theo Hồi Giáo không ăn thịt heo. Người An Độ theo An Độ Giáo (Hindu) không ăn thịt bò.

Khi giao tiếp, phải tiếp xúc với người đàn ông trước, sau đó tới phụ nữ. Khi xã giao thì chào bằng cách chắp 2 tay vào nhau, để dưới cằm, cúi đầu và nói “ Lamaska” (chào).

24. Tiền tip

Tiền típ là tiền thưởng cho người phục vụ như HDV, lái xe, bồi khách sạn (nếu yêu cầu họ mang hành lý), người dọn phòng (mỗi buổi sáng trước khi rời khách sạn),... Tiền típ đã trở thành thông lệ đối với khách du lịch quốc tế, thường là 10% tổng giá trị sản phẩm dịch vụ.

25. Đại Sự Quán Việt Nam tại Ấn Độ

Địa chỉ: 17, Kautilya Marg, Chanakyapuri, New Delhi, India

Điện thoại: (91-11) 23018059 - 23017119 - Số Fax: (91-11) 23017714

Theo Thời Đại