Chất béo nội tạng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như một số bệnh ung thư, đột quỵ, tiểu đường loại 2 và hơn thế nữa.
Loại bỏ chất béo nội tạng là quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của bạn. Trang web về sức khỏe ở Mỹ Eat This, Not That! đã trò chuyện với Reda Elmardi, chuyên gia dinh dưỡng được chứng nhận, huấn luyện viên về sức mạnh và thể trạng được chứng nhận và là chủ sở hữu của thegymgoat.com, về nguyên nhân gây ra mỡ nội tạng và những thói quen hằng ngày có thể làm tăng mỡ bụng.
1. Không nhai thức ăn đúng cách
Chuyên gia dinh dưỡng Elmardi nhắc nhở: “Nhai kỹ thức ăn sẽ giúp chia nhỏ carbohydrate và protein thành những phần nhỏ, giúp chúng dễ tiêu hóa hơn".
2. Ăn quá nhiều một lúc
Theo chuyên gia dinh dưỡng Elmardi, ăn quá nhiều calo cùng một lúc có thể dẫn đến tăng cân. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn ăn thực phẩm giàu carbohydrate như bánh mì, mì ống, gạo, khoai tây...
“Khi bạn ăn những loại thực phẩm này, cơ thể sẽ phân hủy chúng thành đường, được tích trữ quanh vòng eo của bạn dưới dạng mỡ bụng.
Nếu bạn đang cố gắng giảm cân, nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày sẽ tốt hơn là ăn ba bữa lớn", chuyên gia Elmardi giải thích.
3. Không uống đủ nước
|
Nên uống đủ nước trong ngày. Có thể thêm chút chanh để bạn dễ uống nước hơn.
|
Chuyên gia Elmardi nói: “Uống nhiều nước giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể. Da của bạn cần độ ẩm, tóc và móng tay của bạn cũng cần được hydrat hóa! Cung cấp đủ nước cũng giúp đường tiêu hóa của bạn hoạt động bình thường".
4. Ngủ không đủ giấc
Chuyên gia Elmardi tiết lộ: “Thiếu ngủ khiến các hormone căng thẳng tăng lên trong cơ thể, làm tăng mức độ đói. Thiếu ngủ cũng làm chậm tốc độ trao đổi chất của bạn, khiến việc đốt cháy calo trở nên khó khăn hơn. Hãy cố gắng đi ngủ sớm hơn là muộn để tránh vấn đề này".
5. Tại sao béo bụng rất không lành mạnh?
|
Béo bụng không hề tốt cho sức khỏe. Trên thực tế, nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, tiểu đường, đột quỵ, cao huyết áp, ung thư...
|
Chuyên gia Elmardi chia sẻ: "Béo bụng không hề tốt cho sức khỏe. Trên thực tế, nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, tiểu đường, đột quỵ, cao huyết áp, ung thư...".
Vậy chính xác thì điều gì làm cho loại chất béo này trở nên xấu? Về cơ bản, đó là mỡ thừa tích tụ quanh vùng bụng của bạn.
Loại chất béo này được gọi là chất béo nội tạng. Mỡ nội tạng rất nguy hiểm vì nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.
6. Làm thế nào để biết bạn có quá nhiều mỡ nội tạng?
Chuyên gia Elmardi nói: “Có một số cách. Bạn có thể đo kích thước vòng eo của mình bằng thước dây. Nếu bạn thấy mình gặp khó khăn khi mặc vừa với một số cỡ quần áo nhất định, thì bạn có thể cần phải giảm cân một chút.
Một cách khác để xác định xem bạn có quá nhiều mỡ bụng hay không là thông qua chỉ số khối cơ thể (BMI).
Chỉ số BMI từ 25 đến 29,9 được coi là thừa cân, trong khi chỉ số BMI trên 30 được coi là béo phì".
7. Nguyên nhân gây ra mỡ nội tạng?
Theo chuyên gia Elmardi, có hai yếu tố chính góp phần tích tụ mỡ nội tạng: di truyền và lối sống.
Di truyền đóng một vai trò rất lớn trong việc cơ thể bạn lưu trữ chất béo nhanh như thế nào. Một số người thừa hưởng gien của họ từ cha mẹ của họ và do đó có khả năng tích tụ mỡ nội tạng cao hơn.
Tuy nhiên, chỉ riêng di truyền học không giải thích đầy đủ lý do tại sao một số người lại tích tụ nhiều mỡ nội tạng hơn những người khác.
Phong cách sống cũng là một yếu tố. Những người ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn có xu hướng tích trữ nhiều chất béo nội tạng hơn những người tiêu thụ chế độ ăn uống lành mạnh hơn, theo Eat This, Not That!
Theo Thanh Niên