Công việc không phải lúc nào cũng mang đến những trải nghiệm tuyệt vời. Khi bạn cảm thấy mệt mỏi và không hạnh phúc trong sự nghiệp, bạn có nhớ đến giây phút mình hào hứng và lạc quan thế nào khi nhận được công việc ấy? Tuy nhiên, hiện tại sự phấn khích đã thay đổi và thành tựu đã biến mất, bạn thấy mình đang trong tình trạng không vui trong công việc.
Tại sao lại như vậy? Tại sao bạn thực sự không hạnh phúc trong công việc? Có rất nhiều lý do để không hài lòng với vai trò mình đang nắm giữ trong công việc của bạn và thật dễ dàng để đổ lỗi cho người khác hoặc những thứ ngoài tầm kiểm soát của bạn. Nhưng lý do thực sự đằng sau lời bào chữa của bạn và cảm giác bạn không hạnh phúc đó đến từ đâu?
Illustration: Paul Reid
Dù bạn không thích công việc của mình, nhưng bạn vẫn không nỡ bỏ nó và đi tìm việc khác. Sự nghiệp nào đơn giản như một trò chơi hay thú tiêu khiển mà có thể nói bỏ là bỏ. Nhưng dù bạn có sẵn sàng từ bỏ, thì sau một vài công việc có được, sẽ có lúc bạn lại nhận thấy rằng hóa ra vấn đề không phải đến từ bản thân công việc, mà lại đến từ thực tế. Thực tế đó là, dù bạn đạt được bất kỳ công việc mơ ước nào, cũng đến lúc bạn có thể cảm thấy không vui khi va chạm với thực tế, chứng kiến nhiều thứ không thể xảy ra như những gì bạn nghĩ. Trong cuộc sống, không phải ai cũng dễ dàng từ bỏ một thứ và bắt đầu lại, bởi vì trách nhiệm và những gánh lo đã vốn đang hiện hữu ngày một dày đặc hơn.
Vì vậy, nếu đang cảm thấy bế tắc và không vui trong công việc mà bạn không biết rằng mình đã may mắn hơn nhiều người để có được, hãy cùng xem những lý do dưới đây để biết phải làm gì giúp cho chính mình tiến tới cuộc sống hạnh phúc hơn trong công việc.
Bạn ghét sếp
Không phải ai cũng thích những người chủ doanh nghiệp của mình. Tất cả chúng ta đều mơ ước có một người sếp hoàn hảo không quản lý vi mô, có đủ năng lực và chúng ta có thể học hỏi. Nhưng không ai là toàn diện, ngay cả người sếp trong mơ của bạn. Nếu bạn có vấn đề với sếp, đã đến lúc phải chịu trách nhiệm và làm gì đó với nó. Bạn không cần chịu trách nhiệm cho hành vi của sếp nhưng bạn có thể kiểm soát phản ứng, hành động và thái độ của mình để cải thiện cảm xúc và cởi mở hơn trong mối quan hệ với sếp.
Nếu bạn đi vào văn phòng mỗi ngày với ý nghĩ rằng bạn chán ghét vị sếp của mình, bạn sẽ không có chỗ cho sự phát triển hoặc sửa đổi trong công việc hiện hữu. Ví thế, hãy lưu ý 3 cách kiểm soát hạnh phúc của mình tại nơi làm việc:
- Thảo luận về các vấn đề của bạn với sếp và tìm cách để cả hai có thể làm việc cùng nhau.
- Cải thiện kỹ năng giao tiếp của bạn với sếp bằng cách tìm hiểu tính cách và cách giao tiếp của họ để có sự tương tác tốt nhất.
- Chịu trách nhiệm nhiều hơn và chủ động làm việc để không phải phụ thuộc vào sếp.
Bạn không ưa đồng nghiệp
Ai cũng có ít nhất một vài đồng nghiệp mà chúng ta không thích. Tuy nhiên, hạnh phúc của bạn còn phụ thuộc vào môi trường mà bạn đang tiếp xúc và nếu bạn luôn dành 8 giờ mỗi ngày để phán xét những người bạn không thích thì thứ bạn “rước vào người” chỉ là bực tức và tiêu cực.
Đồng nghiệp đóng một vai trò rất lớn trong công việc của mỗi người, với tư cách là một thành phần của xã hội, chúng ta khao khát giao tiếp xã hội và buộc phải giao tiếp với đồng nghiệp bằng sự gần gũi. Nếu chúng ta bị bao vây bởi những người tiêu cực, những người không khiến chúng ta cảm thấy tốt về bản thân, thì sự bất hạnh và sự tự tin sẽ giảm theo.
Illustration: Paul Reid
Có hai lựa chọn khi làm việc với đồng nghiệp để bạn có được cảm giác tích cực và lạc quan hơn:
- Thay đổi thái độ của bạn về họ. Nhận ra rằng những điều mà đồng nghiệp của bạn đang làm khiến bạn khó chịu chỉ là sự phản ánh của sự đánh giá nội tâm của chính bạn. Nghĩ đến những điểm tốt mà họ sở hữu và tập trung vào đó để nhận ra họ cũng không tệ như mình nghĩ.
- Tránh những người mà bạn cảm thấy không thích hợp và hạn chế tiếp xúc hết mức có thể.
Bạn bị trả lương thấp
Bạn cảm thấy bị trả lương thấp cho công việc bạn đang làm và nó khiến bạn cảm thấy không vui vì tất cả những công việc khó khăn mà bạn đang làm không được đánh giá cao. Nếu đúng, bạn đang cảm thấy không hạnh phúc trong công việc.
Hãy đặt câu hỏi khó rằng liệu bạn có thực sự bị trả lương thấp không? Hay bạn chỉ cảm thấy không được đánh giá cao hoặc làm việc quá sức? Có thể, đó là do bạn đã đảm nhận thêm trách nhiệm và bạn cảm thấy mình không được khen thưởng tương ứng trong suốt hành trình sự nghiệp mình đã phấn đấu.
Nếu bạn cảm thấy bị trả lương thấp, đó là vì bạn không yêu thích công việc của mình và nó không xứng đáng với mức độ căng thẳng cho mức lương của bạn. Bạn đã nghe câu nói nổi tiếng này chưa: “Làm việc cho những gì bạn không quan tâm được gọi là Stress. Làm việc cho những gì bạn quan tâm được gọi là Đam mê.”
Dưới đây là những điều bạn có thể làm để giữ gìn hạnh phúc khi bạn cảm thấy bị trả lương thấp:
- Tìm ý nghĩa công việc thông qua những giá trị bạn đang tạo ra và đánh giá cao bản thân hơn vì công việc của bạn đang mang lại lợi ích cho người khác.
- Yêu cầu tăng lương nếu bạn cảm thấy năng lực của mình xứng đáng được nhận nhiều hơn, nhưng hãy nhớ nếu tất cả những gì bạn làm chỉ vì tiền, bạn cũng sẽ mau chóng cảm thấy không hạnh phúc. Bởi tiền không bao giờ là đủ cả.
“Làm việc cho những gì bạn không quan tâm được gọi là Stress. Làm việc cho những gì bạn quan tâm được gọi là Đam mê.”
Bạn đang làm việc quá sức
Một trong những yếu tố thúc đẩy sự nghiệp cốt lõi ở con người là nhu cầu được công nhận. Và nếu nó không xuất hiện, bạn sẽ không thể cảm thấy vui vẻ và muốn tiến lên. Bạn có thể cố gắng để đạt được mức lương mong muốn, đánh giá cao đồng nghiệp và gắn bó với sếp, nhưng nếu mọi thứ bạn đang làm chiếm quá nhiều thời gian, công sức nhưng không mang lại cho bạn kết quả ngoài mong đợi, bạn cần giải quyết nó.
Làm gì khi cảm thấy bản thân đang làm việc quá sức?
- Ngừng giúp đỡ một cách không cần thiết.
- Tìm cách tự động hóa hoặc giảm khối lượng công việc của bạn.
- Tiếp tục quan tâm đến sức khoẻ tinh thần và kiểm tra công việc sau mỗi ngày kết thúc để đảm bảo bạn không mang quá nhiều sự phiền muộn và lo lắng khi đã về đến nhà.
- Đặt ranh giới và luôn tự nhủ rằng công việc không phải là tất cả cuộc sống để có thể tự do giải trí và nghỉ ngơi để đầu óc thư giãn.
Bạn cảm thấy trì trệ trong công việc
Công việc của bạn không đi đến đâu và bạn cảm thấy như đang lãng phí thời gian trong văn phòng và điều này khiến bạn thấy hoàn toàn không được thỏa mãn. Bạn yêu sự an toàn nhưng cũng thích sự tiến bộ, vì vậy hãy luôn quan tâm đến những thách thức mới và biết đâu đó là những điều bạn phải làm. Nếu ngày nào bạn cũng đang lặp đi lặp lại những công việc không mang đến sự phát triển và tiến bộ cho bản thân, bạn sẽ trở nên bất hạnh.
Vậy điều bạn cần làm để thay đổi và phát triển trong sự nghiệp là gì?
- Yêu cầu những thách thức mới từ sếp của bạn.
- Tìm cách khiến cho những công việc hiện tại trở nên mới mẻ và thú vị hơn.
- Tìm kiếm những công việc nhỏ khác giúp bạn vừa có thêm thu nhập vừa cảm thấy cuộc sống đáng giá dù bận rộn hơn.
Theo Nữ doanh nhân