Theo các chuyên gia, thời gian gần đây, nhiều loại bệnh đang tìm đến với người trẻ nhiều hơn như gout, tiểu đường, ung thư… mà trước đó, ai cũng nghĩ đó là loại bệnh mà chỉ người có tuổi mới mắc phải. Đặc biệt, việc thiếu cân bằng cuộc sống, lười vận động, ngồi văn phòng quá lâu, thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng không lành mạnh khiến người trẻ hiện nay mắc rất nhiều bệnh về rối loạn chuyển hóa như béo phì, gout, tiểu đường, xương khớp… Dự kiến, con số này sẽ còn tăng lên. Việc bệnh tật gõ cửa người trẻ trước ngưỡng 30 đã không còn là việc quá hiếm.
Người trẻ không tự tin vào sức khỏe bản thân
Từ năm 2019 đến năm 2022, thái độ của người trẻ đối với sức khỏe thay đổi.
Theo số liệu do China Youth Daily công bố, khảo sát 2.000 thanh niên từ 18 đến 35 tuổi, khoảng 65% thanh niên cho rằng thể chất của mình rất tốt và không có bệnh tật gì, chỉ có khoảng 5% tin rằng mình có thể mắc một số bệnh.
Tuy nhiên, theo một khảo sát đối với những người trẻ tuổi ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và những nơi khác trong "Báo cáo năm 2022 về nỗi sợ bệnh tật trong giới trẻ", 90% thanh niên không tự tin vào sức khỏe của mình, thậm chí còn cho rằng mình mắc bệnh.
Ảnh minh họa.
Thói quen thức khuya
So với những người trung niên và cao tuổi trưởng thành và ổn định, những người trẻ có nhiều phương tiện giải trí hơn, họ bị thu hút bởi đủ thứ và khiến thói quen hàng ngày của họ không đều đặn.
Theo số liệu của Báo cáo về giấc ngủ dành cho thanh niên tại nơi làm việc Trung Quốc năm 2022, số thanh niên có thói quen thức khuya đã tăng từ 30% cách đây 3 năm.
Ngày càng có nhiều bạn trẻ thức khuya, thiếu ngủ. Ngủ là thời điểm quan trọng để cơ thể kích hoạt khả năng tự phục hồi và điều chỉnh khả năng miễn dịch cũng như nội tiết. Thường xuyên thức khuya, hệ thống miễn dịch bị suy giảm và hệ thống nội tiết của cơ thể bị rối loạn, nguy cơ bệnh tật cũng sẽ tăng cao, người trẻ tuổi cũng sẽ cảm thấy như vậy.
Lo lắng về cuộc sống
Giới trẻ ngày nay rất hay lo lắng trước những tình huống trong cuộc sống. Thực ra đó không phải lỗi của họ, sự cạnh tranh, thế chấp, vay mua xe, áp lực công việc,... khiến họ ngột ngạt, khó chịu, lâu dần sinh bệnh.
Tâm lý “Không dám mắc bệnh”
Đây là một tình huống thực tế hơn, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi đang phải vật lộn với cuộc sống hàng ngày.
Họ không dám, không thừa nhận mình đang mắc bệnh vì một mặt sợ số tiền hiện có không đủ chi phí chữa bệnh nên hoang mang lo lắng.
Mặt khác, họ lo sợ về tình trạng sức khỏe có thể xảy ra trong cơ thể mình, vì vậy họ sợ ốm và đến bệnh viện. Dù cảm xúc trong đó rất phức tạp nhưng đều dẫn đến một kết quả, đó là “coi thường sức khỏe”.
Điều này cũng phơi bày một vấn đề rất thực tế , ngày càng có nhiều bạn trẻ bắt đầu bỏ qua sức khỏe của mình. Chắc chắn họ cũng đang rất băn khoăn làm sao để có thể cải thiện được tình trạng này?
Nâng cao kho kiến thức sức khỏe
Càng không biết điều gì, bạn sẽ càng chọn cách phớt lờ nó.
Vì vậy, các bạn trẻ cần mở rộng kiến thức về sức khỏe, hiểu rõ các bệnh thường gặp như tiểu đường, cao huyết áp, gút và biết những hành vi nào có thể gây hại cho sức khỏe của mình.
Bản chất của con người là yêu cơ thể của chính mình. Từ từ cải thiện, sức khỏe của bạn sẽ diễn biến theo chiều hướng tương đối lạc quan.
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Việc hình thành thói quen khám sức khỏe định kỳ cũng rất quan trọng đối với giới trẻ, biết tình trạng sức khỏe của mình vào thời điểm nào để điều chỉnh thói quen hàng ngày, cũng là một cách hiệu quả để dần trở nên khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh.
Theo giaidnhonline.vn