Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Bệnh viện Đại học Copenhagen công bố hôm 6/11, dựa trên kết quả kiểm tra sức khỏe của 13.443 người bệnh tim. 

Nghiên cứu này cũng cho thấy những người có lối sống cô độc có thể mắc các hội chứng rối loạn lo âu và trầm cảm. Đây là một phần trong chuỗi công trình khoa học chứng minh ảnh hưởng tiêu cực của sự cô độc đối với cuộc sống con người.

Người cao tuổi sống một mình trong thời gian quá dài có nguy cơ suy giảm nhận thức và trí nhớ. Ảnh: UChicago News

Người cao tuổi sống một mình trong thời gian quá dài có nguy cơ suy giảm nhận thức và trí nhớ. Ảnh:UChicago News.

Các nghiên cứu trước đó cho thấy cô đơn quá lâu có thể dẫn đến thói quen hút thuốc, bệnh béo phì và suy giảm chức năng miễn dịch, làm tăng 26% nguy cơ tử vong. 

Nghiên cứu khác chỉ ra rằng cô đơn cũng là tác nhân gây bệnh tim, bệnh mạch vành, đột quỵ và cao huyết áp. 

Các chuyên gia giải thích, con người vốn là những sinh vật xã hội. Khi ngừng giao tiếp, não bộ chúng ta không được sử dụng, sinh ra các biểu hiện tâm lý vô cùng tiêu cực. Người bị cô lập sẽ có những thay đổi trong hệ miễn dịch, dẫn đến tình trạng viêm mạn tính.

Nghiên cứu đề cập đến gene CTRA (conserved transcriptional response to adversity), là gene biểu thị phản ứng có điều kiện của cơ thể trước các tác động ngoại cảnh. Theo đó, trạng thái cô đơn kích hoạt biểu hiện gene CTRA trong các tế bào, làm giảm tỷ lệ bạch cầu ở con người.

Người cao tuổi sống một mình trong thời gian quá dài có nguy cơ suy giảm nhận thức và trí nhớ. Thường xuyên cảm thấy cô đơn sẽ làm tăng 64% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Theo vnexpress