leftcenterrightdel
 Dưới sự cai trị của Taliban, phụ nữ và trẻ em gái cũng như những người thuộc cộng đồng LGBT như sống trong địa ngục

Vào sáng sớm tháng 8/2023, một lính canh đã bước vào phòng giam nhỏ, tối tăm của Sohrab trong nhà tù Pul-e-Charkhi rộng lớn ở Kabul và kéo anh đi.

Chàng trai 19 tuổi bị đưa đến một căn phòng khác rồi anh nghe thấy một thành viên Taliban ra lệnh cho lính canh nhà tù rời đi và ngăn không cho bất kỳ ai khác vào. Sự hoảng loạn ập đến, vì Sohrab biết những lời này thường báo trước điều gì. Anh đã từng trải qua bạo lực thể xác dưới tay Taliban trước đây.

“Anh ta túm lấy tôi từ phía sau, xé toạc quần áo của tôi và cưỡng hiếp tôi. Trong nhiều ngày sau đó, tôi bị đau dữ dội và chảy máu. Rồi 1 tuần sau cho đến khi được thả, tôi bị hãm hiếp nhiều lần và bị đe dọa sẽ giết chết nếu tiết lộ tôi dám nói với bất kỳ ai" - Sohrab kể lại.

Sohrab bị giam giữ tại Pul-e-Charkhi với cáo buộc quan hệ tình dục đồng giới, sau khi gia đình phát hiện ra mối quan hệ tình cảm bí mật của anh và bạn trai. Tin tức về mối quan hệ của họ đã dẫn đến việc anh bị bắt và bị ép thú tội.

Sau 2 tháng bị giam giữ và hành hạ cả thế xác lẫn tinh thần, Sohrab được thả ra với lời cảnh báo rằng nếu anh bị bắt lần nữa, anh sẽ phải đối mặt với án tử hình.

Các tổ chức đấu tranh cho quyền LGBT ở Afghanistan cho biết, kể từ khi Taliban lên nắm quyền vào năm 2022, cộng đồng LGBT đã phải đối mặt với tình trạng bạo lực tình dục và thể xác lan rộng. Họ đã bị ngược đãi thể xác trong thời gian bị giam giữ, bao gồm bị cưỡng hiếp nhiều lần, bị điện giật, bị siết cổ và bị đánh bằng xích kim loại...

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Taliban cho biết "những hành vi như quan hệ tình dục đồng giới và những hành vi khác vi phạm luật Hồi giáo là bất hợp pháp và thủ phạm sẽ bị xử lý trong khuôn khổ pháp luật".

Roshaniya, một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động nhằm di dời những người LGBT Afghanistan bị đàn áp đến các quốc gia an toàn, và Tổ chức LGBT Afghanistan, một nhóm vận động có trụ sở tại Cộng hòa Séc được thành lập vào năm 2021 cho biết, Sohrab đã xoay xở để rời khỏi Afghanistan, nhưng vẫn sống trong nỗi sợ hãi liên tục về sự đàn áp tiếp theo.

Kể từ năm 2021, Roshaniya đã liên lạc với khoảng 2.000 người LGBT Afghanistan tại quốc gia này. Tổ chức này cho biết đã ghi nhận 825 trường hợp bạo lực chống lại người LGBT tại Afghanistan. Tổ chức phi lợi nhuận này cho biết thêm rằng họ đã di dời 252 người LGBT Afghanistan đến các quốc gia an toàn kể từ năm 2021.

Neela Ghoshal, giám đốc cấp cao về luật và chính sách tại tổ chức từ thiện Outright International có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết rất khó để ước tính có bao nhiêu người LGBT đã bị giam giữ tại Afghanistan kể từ năm 2021, do thiếu kênh báo cáo và lo sợ bị trả thù khi lên tiếng.

“Tôi sẽ không bao giờ quên khi Taliban đến nhà chúng tôi khi một số dân làng đã thông báo với Taliban rằng có một cô gái mặc quần áo nam giới" - Samiar Nazari, một người đàn ông chuyển giới 22 tuổi chia sẻ.

Nazari sau đó bị Taliban bắt và đánh đập, cô đã chạy trốn hiện đang ở một quốc gia an toàn nhưng vẫn bị ám ảnh với những ký ức về nỗi sợ hãi, bất lực và mất hy vọng.

“Một đêm nọ, tôi đang ngồi taxi để về nhà và Taliban chặn tôi và tài xế taxi lại để khám xét”, Abdul - một người đàn ông đồng tính 22 tuổi đã trốn sang Iran, Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Taliban lên nắm quyền vào năm 2021 nhưng đã bị trục xuất về Afghanistan vào đầu năm 2024 "Tôi bị đưa đến một phòng tối và bị tra tấn, đánh đập nhiều lần trong ngày. Mỗi đêm, một gã to lớn thường đến đánh tôi. Nhiều lần, hắn bóp cổ tôi và tôi nghĩ mình đã chết", Abdul nói.

Sau hơn 6 tháng bị giam giữ, Abdul được thả ra sau khi 1 người bạn trả 1.200 USD để bảo lãnh anh ra. Tuy nhiên, giờ đây gia đình Abdul từ chối đón anh trở về vì khuynh hướng tình dục của anh bị phơi bày. Giờ anh lại sống ẩn dật. "Dù được ra ngoài nhưng tôi vẫn sống như trong tù" - anh nói.

Sano một người đồng tính khác cũng có hoàn cảnh tương tự như Abdul. Anh cũng bị bắt và đánh đập cho đến khi gia đình trả một khoản phí để anh được thả ra. "Có rất nhiều người LGBT bị bắt và bị giết. Một trong những người bạn đời của tôi đã bị họ giết" - anh kể.

Trong nỗi đau tột cùng và bất lực khi nhìn về tương lai, Abdul cho biết phụ nữ Afghanistan và cộng đồng LGBT cùng chung nỗi đau. "Chúng tôi là tù nhân ở một đất nước có tên là Afghanistan. Phụ nữ và trẻ em gái mất đi quyền cơ bản (học hành, làm việc, giao lưu xã hội... ) của mình. Còn chúng tôi - những người thuộc cộng đồng LGBT phải trốn tránh mọi người, trốn tránh gia đình, trốn tránh bạn bè, trốn tránh chính phủ, trốn tránh cuộc sống”.

Theo phụ nữ TPHCM