leftcenterrightdel
 Ngày càng nhiều người trẻ ở Trung Quốc không còn tổ chức một đám cưới cầu kỳ và tốn kém và đón nhận một lễ kỷ niệm đơn giản hơn

Một xu hướng đám cưới mới đơn giản hơn, loại bỏ các lễ cưới cầu kỳ truyền thống, bỏ của hồi môn và thách cưới đang được thế hệ trẻ Trung Quốc lựa chọn. 

Phong cách này được gọi là "đám cưới 3-4 không", có nghĩa là giảm bớt sự xa hoa, rườm rà, tốn kém. Điều đó bao gồm việc hủy bỏ các truyền thống rước dâu là chú rể đón cô dâu từ nhà cô ấy để đưa về nhà mới của cặp đôi và cặp đôi mới cưới phục vụ, dâng trà cho bố mẹ.

Ngoài ra, họ cũng bỏ các thủ tục như thuê người dẫn chương trình, không mời những vị khách mà họ hầu như không biết, và thậm chí không mời phù dâu và phù rể.

Thay vào đó, các cặp vợ chồng trẻ Trung Quốc đang chọn cách kết hôn của riêng mình. Một người phụ nữ tên Huang, tổ chức đám cưới ở tỉnh Quảng Đông, phía đông nam Trung Quốc vào tháng 8/2023, chia sẻ, thay vì được chồng đón từ nhà, họ đã đi dạo trong thành phố với bạn bè.

Một người phụ nữ khác đến từ tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc, có tên @chaojiwudiluckygongzhu trên Xiaohongshu, cho biết cô và chồng đã hủy bỏ nghi lễ truyền thống và tự tổ chức đám cưới của mình.

“Bố và chồng tôi đều yêu thương tôi, nhưng tôi là một cá nhân độc lập và cuộc sống của tôi nằm trong tay tôi" - cô kể và cho biết thêm là không muốn có người dẫn chương trình vì họ chủ yếu là nam giới và “không giỏi dẫn chương trình từ góc độ bình đẳng giới”.

Giới trẻ Trung Quốc đang từ bỏ truyền thống gia trưởng trong đám cưới và cố gắng cắt giảm chi phí. cũng đang đề cao bình đẳng giới khi nói đến đám cưới của họ. Ảnh: Shutterstock
Giới trẻ Trung Quốc đang từ bỏ truyền thống gia trưởng trong đám cưới và cố gắng cắt giảm chi phí. Ngoài ra họ cũng đang đề cao bình đẳng giới khi nói đến đám cưới

Đối với nhiều người chọn “đám cưới chẳng có gì” thay vì đám cưới truyền thống, điều đó phản ánh mong muốn xóa bỏ niềm tin gia trưởng lỗi thời rằng người chồng sở hữu người vợ. Một số người cũng loại bỏ thách cưới và của hồi môn vì lý do tương tự.

Thách cưới, theo truyền thống là người đàn ông phải trả cho gia đình người phụ nữ trung bình 100.000 nhân dân tệ (14.000 USD) cộng với đồ trang sức. Của hồi môn được cô dâu mang về nhà tương lai của hai vợ chồng.

Trong những năm gần đây, chính phủ đã khuyến khích xoá bỏ việc tổ chức tiệc cưới và thách cưới đắt đỏ bằng cách tổ chức đám cưới tập thể, đề nghị phụ nữ từ chối mức giá này và tạo ra các địa điểm tổ chức đám cưới với mức chi tiêu hạn chế cho các bữa tiệc.

Theo nghiên cứu do Tencent Guyu Data công bố vào năm 2021, thông thường, một đám cưới ở Trung Quốc có giá 174.000 nhân dân tệ (24.000 USD), gấp 8 lần mức lương trung bình hàng tháng của một cặp vợ chồng trẻ.

Theo phụ nữ TPHCM