Động vật hỗ trợ tình cảm là bạn đồng hành được các chuyên gia y tế đã chỉ định hữu ích cho người khuyết tật. Những động vật này thường là vật nuôi thông thường như chó, mèo hoặc đôi khi là thỏ, lợn guinea...

Trang du lịch The Travel cùng Bored Panda đã từng có bài viết tổng hợp những hình ảnh siêu "độc" về những con vật hỗ trợ cảm xúc kỳ lạ được chủ nhân đưa lên máy bay.

Hàng không nước ngoài cho mang theo ngựa, vịt, heo... lên máy bay, Việt Nam thì sao? - ảnh 1

Chú vịt này có tên là Daniel - con vật hỗ trợ tinh thần đã được chứng nhận, giúp chủ nhân của nó là Carla Fitzgerald chiến đấu với chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Fitzgerald nói với ABC News: “Mọi người đều chú ý đến Daniel và yêu thương nó. Daniel là một "chàng trai" nhỏ nhắn đáng yêu, hài hước, ngọt ngào và đã rất ngoan ở sân bay cũng như trong cả chuyến bay"

BORED PANDA

Nhiều hãng hàng không nhận ra rằng việc đi máy bay gây ra lo lắng lớn cho nhiều người nên họ cho phép các động vật hỗ trợ tinh thần bay trên máy bay cùng với thân chủ.

Hàng không nước ngoài cho mang theo ngựa, vịt, heo... lên máy bay, Việt Nam thì sao? - ảnh 2

Năm 2019, một nữ hành khách đã mang theo chú ngựa nhỏ lên chuyến bay của American Airlines sau khi chính quyền Mỹ cho người dân mang động vật lên các tuyến bay nội địa

BORED PANDA

Trên thế giới, động vật ngày càng được con người yêu thương và chúng có thể thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào. Chó dẫn đường có thể là đôi mắt của một người mù hoặc đôi khi thú cưng chỉ đơn giản để an ủi chúng ta và khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn khi cần nhất.

Hàng không nước ngoài cho mang theo ngựa, vịt, heo... lên máy bay, Việt Nam thì sao? - ảnh 3

Người phụ nữ này đã mang theo con công hỗ trợ tinh thần trong chuyến bay của cô ấy đến Los Angeles từ Sân bay Newark. Tuy nhiên, con công Dexter này đã bị giới chức hàng không từ chối cho lên máy bay

BORED PANDA

Tại Việt Nam, 2 hãng hàng không là Pacific Airlines và Vietravel Airlines chưa có dịch vụ vận chuyển động vật. Các hãng còn lại gồm Vietnam Airlines, Vietjet và Bamboo Airways đồng ý đưa động vật lên máy bay dưới dạng hành lý ký gửi.

Hành khách cần nhốt thú cưng vào lồng tiêu chuẩn có đáy chống thấm nước, có khóa bảo vệ và kết cấu chắc chắn để ngăn cản việc thú cưng chạy ra ngoài, ảnh hưởng đến lộ trình bay, thậm chí gây nguy hiểm cho thú cưng.

Thú cưng và lồng nhốt thú cưng không được tính theo diện hành lý miễn cước mà phải tính phí.

Hàng không nước ngoài cho mang theo ngựa, vịt, heo... lên máy bay, Việt Nam thì sao? - ảnh 4

Một chú heo xinh xắn được cô chủ ưu ái bồng lên máy bay

BORED PANDA

Riêng hãng Vietnam Airlines cung cấp dịch vụ cho hành khách mang theo động vật cảnh trên khoang hành khách, tùy thuộc vào vị trí chất xếp của từng loại tàu bay.

Hàng không nước ngoài cho mang theo ngựa, vịt, heo... lên máy bay, Việt Nam thì sao? - ảnh 5

Chú heo nặng 70 pound này thì không may mắn như vậy. Không lâu sau khi lên máy bay, chú heo được thông báo là "mất kiểm soát" và gây rối, khiến cô chủ bị yêu cầu xuống khỏi máy bay

BORED PANDA

Hành khách là người khuyết tật mang chó dẫn đường lên máy bay sẽ không phải đóng thêm phí dịch vụ. Chó dẫn đường sẽ được ngồi ngay phía trước hành khách. Tuy nhiên hành khách được yêu cầu đặt trước dịch vụ ít nhất 24 tiếng trước giờ khởi hành và được khuyến cáo tìm hiểu kỹ quy định của Vietnam Airlines về loại động vật cảnh, tuổi, trọng lượng, sức khỏe và lồng vận chuyển

Dịch vụ cho hành khách mang theo động vật cảnh lên máy bay không được áp dụng cho khoang thương gia trên máy bay A350 và B787.

Hàng không nước ngoài cho mang theo ngựa, vịt, heo... lên máy bay, Việt Nam thì sao? - ảnh 6

Chú gà tây này từng "gây sốt" khi khoe hình ảnh "check in" sang chảnh trên máy bay

BORED PANDA

Trên thế giới cũng có hãng hàng không dành riêng cho các loại thú cưng như chó, mèo là Pet Airways - được thành lập vào năm 2009 tại bãi biển Delray, Florida.

Đến với Pet Airways, các loài động vật sẽ được vận chuyển độc lập, không cần chủ nhân. Thú cưng sẽ được đưa vào khoang chính của máy bay có kết cấu đặc biệt với ghế ngồi thông thường được thay bằng lồng đựng thú cưng.

Mỗi máy bay có thể chở khoảng 50 vật nuôi. Tiếp viên hàng không thông thường sẽ trở thành người phục vụ thú cưng và sẽ kiểm tra "hành khách" 15 phút một lần.

Bên cạnh đó, hành khách còn nhận được sự chăm sóc kỹ lưỡng trước khi lên máy bay. Phòng chờ của thú cưng tại sân bay được thiết kế đặc biệt để các loài vật có thể được tắm, đưa đi dạo bộ trước chuyến bay.

Theo Thanh niên