Khái niệm “công việc tự do” đã tồn tại từ lâu trong nhiều ngành công nghiệp, nhưng nền kinh tế làm việc tự do bắt đầu hình thành sau cuộc suy thoái năm 2008, khi thị trường việc làm thiếu hụt dẫn đến sự gia tăng của công việc tự do. Thêm vào đó, Internet và công nghệ hiện đại đã biến đổi thị trường cho công việc độc lập, giúp mọi người dễ dàng kiếm thêm thu nhập, tham gia vào các ngành mới và kiểm soát lịch trình làm việc của họ.

Bán kiến thức trên phố

Ở Trung Quốc, những sinh viên trẻ mới tốt nghiệp đang bán kiến thức của họ trên đường phố.

Đối với nhiều sinh viên Trung Quốc mới tốt nghiệp, việc tìm được công việc lý tưởng có vẻ khó khăn. Tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ thành thị đạt mức cao chưa từng có vào mùa hè năm ngoái và một mặt hàng hơi bất ngờ đang được bán trên đường phố của đất nước: kiến thức

Theo tờ Sixth Tone, tại các thành phố lớn của Trung Quốc, thay vì chuyển sang kinh doanh các quán ăn đường phố đơn giản như một số thanh niên đã làm, một số cử nhân đang bán kiến thức chuyên ngành của mình cho người qua đường trong một hiện tượng gọi là “bán rong tri thức”.

Trên nền tảng lối sống Xiaohongshu, các cử nhân đã chia sẻ kinh nghiệm bán kiến thức trên đường phố, bao gồm xem bói bài, tư vấn sức khỏe tâm thần hoặc pháp luật.

Xu hướng ngày càng tăng diễn ra vào thời điểm giới trẻ Trung Quốc đang đối mặt với thị trường việc làm khó khăn và giá trị của tấm bằng đại học ngày càng bị nghi ngờ. Trong những tháng gần đây, truyền thông Trung Quốc đã nhiều lần kêu gọi giới trẻ cởi mở hơn với những nghề nghiệp mới khác.

Một thanh niên dựng biển rao bán kiến thức trên phố. Chụp ảnh màn hình
Một thanh niên dựng biển rao bán kiến thức trên phố. Chụp ảnh màn hình

Hiện tượng này lần đầu tiên thu hút sự chú ý vào tháng 5, khi một cử nhân ngành khoa học chính trị từ Trường Kinh tế London chia sẻ một bức ảnh chụp anh ta cung cấp “dịch vụ tư vấn khoa học chính trị” trực tiếp trên phố, với các chủ đề bao gồm quan hệ Nga - Ukraine, chủ nghĩa dân túy và chính trị bản sắc.

Mặc dù không rõ liệu bức ảnh có chú thích “tự hạ thấp bản thân” có nghiêm túc hay không nhưng nó vẫn làm dấy lên các cuộc thảo luận trên mạng xã hội về hiện tượng này.

Qian Jing, giáo sư tâm lý học tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, nói với The Paper rằng việc bán kiến thức trên phố có thể là một cách có ý nghĩa để những người trẻ tuổi tách biệt tương tác với xã hội và giảm bớt áp lực.

“Người ta sẽ có một cảm giác thoải mái khi biết rằng kiến thức học được từ một khóa học nhất định có thể giải thích những vấn đề thực tế cho người khác và có những người sẵn sàng trả tiền để nghe nó” ông nói.

Chị Li Bingqian bán đồ trang trí bằng chữ viết tay của mình trong một hội chợ hoa ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, ngày 14 tháng 1 năm 2023. Ảnh của Li
Chị Li Bingqian bán đồ trang trí bằng chữ viết tay của mình trong một hội chợ hoa ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, ngày 14 tháng 1 năm 2023. Ảnh của Li

Thạc sĩ Li Bingqian, 25 tuổi, đã thử “bán tri thức trên phố” ở thành phố Thâm Quyến vào tháng 1, cung cấp dịch vụ viết thư pháp theo yêu cầu. Cô chia sẻ với Sixth Tone rằng mình thích sự linh hoạt của công việc và tin nó phù hợp với những người trẻ tuổi đang tìm kiếm sự độc lập tài chính hơn các công việc bán thời gian.

“Đó là kết quả tự nhiên của văn hóa bán hàng rong ngày càng phổ biến trong giới trẻ”, cô nói.

Sau khi kiếm được tổng cộng 2.400 nhân dân tệ (7,8 triệu đồng) trong bảy ngày, cô có kế hoạch sẽ tiếp tục vào năm tới. Cô không cảm thấy xấu hổ về công việc bán thời gian. Gia đình và bạn bè cũng rất ủng hộ cô.

Ngành dịch vụ hỗ trợ

Già hóa dân số đặt các nước trước nhiều thách thức liên quan đến chăm sóc sức khỏe cũng như mở ra những cơ hội nhất định trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, du lịch… Do đó, những công việc liên quan đến chăm sóc sức khỏe và tinh thần cho người già cô đơn ngày một tăng. Trong số đó, người đi bộ/nói chuyện cùng là những người được thuê để dành thời gian với khách hàng lớn tuổi thông qua một nền tảng trực tuyến, cho phép họ lắng nghe và nói chuyện với họ.

Đó là một loại nghề nghiệp khác với những người chăm sóc truyền thống, những người xử lý thuốc men, hỗ trợ tắm rửa và bữa ăn hàng ngày.

Nhưng nếu bạn đang nghĩ người đi bộ/nói chuyện cùng sẽ không bao giờ là một nghề của tương lai, thì bạn đã nhầm. Rất nhiều người lớn tuổi sống xa con cái và không có ai để trò chuyện cùng. Họ muốn và cần ai đó lắng nghe họ và thực sự chú ý đến những gì họ nói.

Thậm chí, một công ty Nam Phi đã cung cấp dịch vụ cho thuê người âu yếm chuyên nghiệp. Dịch vụ này hoàn toàn không có yếu tố tình dục mà thiên về cảm xúc, giống như phương pháp trị liệu tâm lý.

Ngủ ôm là một nghề nghiệp được công nhận ở nhiều quốc gia. Ảnh minh họa
Ngủ ôm là một nghề nghiệp được công nhận ở nhiều quốc gia. Ảnh minh họa

Khách hàng có thể là những người cô đơn, đang phải đấu tranh chống lại trầm cảm, bị chấn thương tâm lý trong quá khứ, các vấn đề y tế hoặc đơn giản là những người cần thêm một cái ôm…từ một người lạ. Theo đó, lợi ích của việc đụng chạm là tạo ra sự thân mật, gần gũi, kết nối được thiết lập thông qua đụng chạm thân thể hoàn toàn trong sáng. Những cái ôm đơn thuần chỉ như một phương tiện giao tiếp và khách hàng sẽ cảm nhận được yêu thương từ những người xung quanh.

Các loại dịch vụ hỗ trợ những người eo hẹp về thời gian hay di chuyển khó khăn cũng ngày càng đa dạng, từ giao hàng, thực phẩm, thuốc men và hàng tạp hóa đến dịch vụ xếp hàng hay mua đồ hộ.

 

Theo thodai