Tướng phu thê hay còn gọi là tướng vợ chồng, được hiểu là những đường nét giống nhau trên gương mặt của những đôi đang yêu hoặc vợ chồng.

Dưới góc độ khoa học và tâm lý học, khái niệm “tướng phu thê” cũng tồn tại. Nhưng “tướng phu thê” không phải là cái có từ trước khi 2 người gặp nhau, mà là cái được hình thành khi họ yêu và chung sống với nhau.

leftcenterrightdel
 Ảnh mang tính minh họa - Shutterstock

Để giải thích về “tướng phu thê”, hãy trở về năm 1996 - khi nhà sinh lý học thần kinh người Ý Giacomo Rizzolatti phát hiện ra tế bào thần kinh gương, còn được gọi là tế bào thần kinh phản ánh (mirror neuron). Đây là loại tế bào não giúp chúng ta dễ dàng bắt chước những động tác vừa nhìn thấy.

Trong giao tiếp, khi chúng ta nhìn vào mắt, khuôn mặt người khác khi nói chuyện, hệ thống tế bào thần kinh phản ánh sẽ làm việc để hiểu được tình cảm, cảm xúc của đối phương. Tế bào thần kinh phản ánh không chỉ có tác dụng bắt chước hành động mà còn tạo ra sự đồng cảm với người đối diện. Nếu người đối diện cười, bản thân ta cũng sẽ muốn cười; hoặc nếu đối phương khóc, ta cũng sẽ cảm thấy buồn.

Khi 2 người chung sống trong một thời gian dài và có mối quan hệ tốt đẹp, họ sẽ dần trông giống nhau. Đó là cái chúng ta thường gọi là “tướng phu thê”. Đó là vì 2 vợ chồng liên tục bắt chước các biểu hiện trên khuôn mặt của nhau, về lâu dài, điều này tạo nên các đường nét rõ ràng của cơ trên những vùng mặt giống nhau. Ngay cả những cặp vợ chồng có gương mặt không giống nhau thì trông cũng hao hao giống nhau khi chụp ảnh, vì họ có cùng một nụ cười.

2 người yêu nhau thì hay nhìn nhau, đặc biệt là hay cười với nhau, tự động bắt chước kiểu cười của nhau rồi lâu dài phát triển “tướng phu thê”. Nếu 2 người sống cùng nhà với nhau, hễ về đến nhà là mặt mày khó đăm đăm, thậm chí hầm hè, nhìn nhau còn chẳng nhìn, nói chi đến chuyện cười đùa với nhau thì lấy đâu ra “tướng phu thê” được.

Theo phụ nữ TPHCM