Sau khi tốt nghiệp đại học vào lúc cao điểm của đại dịch vào năm 2021, Lu Zi đã có được một công việc đáng ghen tị với một gã khổng lồ thương mại điện tử. Một năm sau, cô từ bỏ tất cả và đang sống tại một ngôi chùa ở miền đông Trung Quốc.

leftcenterrightdel
 Ngày càng nhiều người trẻ cảm thấy vỡ mộng hoặc kiệt sức, đã tạm thời rút lui khỏi thị trường việc làm

Giống như nhiều bạn bè đồng trang lứa, Lu có nhiều tham vọng và đã dành những năm đại học để lên kế hoạch cho sự nghiệp của mình. Với tấm bằng tiếng Trung, cô tìm thấy tương lai trong lĩnh vực thương mại điện tử. Nhưng 1 năm làm việc, cô cần nghỉ ngơi và quyết định làm tình nguyện tại một ngôi chùa ở Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang.

Lu là một trong số ngày càng nhiều sinh viên trẻ mới tốt nghiệp, cảm thấy vỡ mộng hoặc kiệt sức, đã tạm thời rút lui khỏi thị trường việc làm cạnh tranh cao để suy nghĩ lại về con đường riêng của mình.

Cô gái hiện 25 tuổi đã dự định dành 1 năm ở chùa, cho biết: “Đại dịch không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế mà còn về nhân sinh quan của chúng tôi về cuộc sống. Suy thoái kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng đã khiến chúng tôi vô cùng lo lắng. Với tất cả những điều không chắc chắn, nhiều người đang chọn giữ những công việc an toàn và ổn định. Nhưng cũng có một số người giống như tôi muốn dừng lại và suy nghĩ lại về những gì tôi thực sự muốn trong cuộc sống này”.

Nền kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trong những tháng gần đây khi nước này thoát khỏi 3 năm kiểm soát nghiêm ngặt vì COVID-19. Nhưng tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên đã lên 17,5% vào năm ngoái, tăng thêm lên 18,1% trong hai tháng đầu năm 2023.

Thanh niên từ 16 - 24 tuổi thường bị ảnh hưởng nặng nề nhất do mất việc làm trong đại dịch. 

Yao Fenfen, 23 tuổi, đã dành vài ngày ở một ngôi chùa ở Thâm Quyến sau khi cô bị mất việc. Ảnh: Tài liệu phát tay
Yao Fenfen, 23 tuổi, đã đến trú tại một ngôi chùa ở Thâm Quyến vài ngày sau khi bị mất việc.

Các chuyên gia Trung Quốc đã đưa ra quan ngại rằng việc thiếu cơ hội việc làm cho những người trẻ tuổi có thể ảnh hưởng xấu đến triển vọng phát triển kinh tế của quốc gia và khiến nhiều người trẻ rơi vào cảm giác tiêu cực.

Khi Trung Quốc mở cửa trở lại và bỏ các quy tắc cứng rắn về COVID-19 thì tại các ngôi chùa đã trở thành điểm đến phổ biến của những người trẻ tuổi như Lu muốn thoát khỏi áp lực cuộc sống và cầu may mắn.

Theo dữ liệu từ nhà cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến Trip.com, số lượt viếng thăm các ngôi chùa trên khắp đất nước đã tăng 310% kể từ đầu năm 2023 so với một năm trước, trong đó người trẻ tuổi chiếm hơn 1/2. Hiện có rất nhiều người trẻ đã đăng ký ở lại chùa để làm những công việc tình nguyện và tham gia những khóa tu tập. Họ không muốn trở thành tăng ni nhưng muốn được tu tập, thiền để giảm bớt áp lực công việc.

Chùa Lama, hay Cung điện Yonghe, ở Bắc Kinh - một ngôi chùa Phật giáo Tây Tạng - là một trong những nơi được viếng thăm nhiều nhất. Một phần của nó là cung điện hoàng gia, nơi hai vị hoàng đế của triều đại nhà Thanh sinh sống khi họ còn là những người thừa kế ngai vàng, và nó được biết đến như một ngôi đền dành cho những người thờ cúng để cầu nguyện phát triển sự nghiệp.

Điều đó đã khiến nó trở nên phổ biến trong giới trẻ Trung Quốc. Trong những tháng gần đây, du khách thường xuyên xếp hàng dài bên ngoài ngôi đền – ngay cả vào các ngày trong tuần. Trung bình mỗi ngày có hơn 40.000 người đã đến thăm viếng.

Tình nguyện viên Lu Zi viết lời chúc cho một vị khách lớn tuổi trong Lễ hội đèn lồng tại một ngôi chùa ở Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang. Ảnh: Tài liệu phát tay
Lu Zi đang làm tình nguyện viên tại

Hiện tượng thanh niên Trung Quốc đổ xô đến các ngôi chùa cũng đã thu hút sự chú ý của truyền thông nhà nước. Nhiều bình luận cho rằng những thanh niên này đã đi sai đường trong việc xử lý áp lực đồng thời kêu gọi giới trẻ Trung Quốc làm việc chăm chỉ hơn là đặt hy vọng vào việc “thắp nén nhang”.

Tian Wenzhi, một nhà bình luận của Nhật báo Bắc Kinh, có quan điểm thông cảm hơn, nói rằng nên tập trung vào việc cố gắng hiểu những áp lực mà những người trẻ tuổi phải đối mặt và những gì họ đang tìm kiếm. “Cuộc sống hối hả đầy bất trắc trong xã hội ngày nay đã tạo ra nhiều thách thức và lo lắng hơn cho những người trẻ tuổi đang lo lắng về sự nghiệp cũng như việc lựa chọn hôn nhân, áp lực chăm sóc các thành viên lớn tuổi trong gia đình họ".

Fan Zhihui, một chuyên gia về triết học và các vấn đề tôn giáo tại Đại học Sư phạm Thượng Hải, cho biết: "Một số người trẻ có thể tò mò về những tôn giáo nhưng điều quan trọng hơn là họ hướng về bất cứ điều gì được cho là hữu ích để giúp họ vượt qua những thử thách trong cuộc sống".

Yao Fenfen, 23 tuổi, mới tốt nghiệp đại học cho biết cô quyết định dành vài ngày tại một ngôi chùa ở Thâm Quyến. Cô tâm sự: “Tôi đã bị cho nghỉ việc vào đầu năm nay và muốn tận dụng thời gian rảnh rỗi này để trải nghiệm nhiều hơn và thư giãn một chút trước khi bắt đầu một công việc mới. Tôi việc làm tình nguyện tại các ngôi đền và nghĩ rằng đây sẽ là một trải nghiệm thú vị. Tôi đã kết bạn với nhiều người trong thời gian lưu trú".

Li, một sinh viên trẻ mới tốt nghiệp đã dành ba tháng qua tại một ngôi chùa ở Chiết Giang, cho biết xu hướng này phản ánh một thế hệ trẻ sẵn sàng và cởi mở hơn để khám phá những lối sống khác. “Không giống như thế hệ cha mẹ tôi sinh ra vào thời điểm mà nghèo đói, nên phải làm tất cả để có cái ăn. Thế hệ của tôi không còn phải lo lắng về những điều này. Chúng tôi được thoải mái tận hưởng nhiều không gian và tự do hơn để suy nghĩ về các vấn đề như thỏa mãn tinh thần và lựa chọn con đường đi của chính mình”.

Theo phụ nữ TPHCM