|
|
ộ não bạn sẽ đưa ra lời bào chữa khi bạn mua đồ từ các xưởng vi phạm đạo đức. Ảnh:Edie. |
Bạn đã tìm thấy chiếc áo sơ mi hoàn hảo với giá rẻ, nhưng bạn nhận thấy nó "sản xuất tại Bangladesh". Bạn nhận ra nó được tạo ra bằng những người lao động bị bóc lột. Vậy bạn mua nó hay bỏ đi?
Oxfam công bố danh sách Naughty or Nice hàng năm. Danh sách này nêu bật các thương hiệu bán lẻ cam kết tìm nguồn cung ứng minh bạch, phân tách chi phí lao động, phân tích chênh lệch tiền lương để hướng tới việc trả cho người lao động mức lương đủ sống.
Danh sách này là một trong số các nguồn đang cố gắng khuyến khích tiêu dùng có đạo đức. Tuy nhiên, bất chấp những lo ngại về bóc lột sức lao động và người tiêu dùng tuyên bố họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho quần áo có nguồn gốc hợp đạo đức, vẫn có nhu cầu cao đối với quần áo sản xuất hàng loạt giá cực thấp.
Lời giải thích nằm trong một hiện tượng tâm lý gọi là lý luận có động cơ. Nó giải thích cách mọi người thuyết phục bản thân rằng người bị bóc lột sức lao động thực sự ổn, miễn là sản phẩm họ mong muốn được sản xuất ra với giá rẻ.
Thời trang giá rẻ vẫn lên ngôi
Theo The Conversation, tiêu dùng là một hành động cá nhân. Nó cho phép chúng ta phân biệt bản thân thông qua quần áo, văn hóa và thậm chí cả cách mà chúng ta sử dụng. Tiêu dùng có đạo đức là khi người tiêu dùng xem xét các tác động xã hội và môi trường rộng lớn hơn của những gì họ sử dụng, kể cả là mua quần áo.
Doanh thu từ thị trường may mặc toàn cầu dự kiến sẽ đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2026. Châu Á vẫn là công xưởng may mặc của thế giới, chiếm 55% xuất khẩu hàng dệt may toàn cầu và sử dụng khoảng 60 triệu công nhân.
Tổ chức Lao động Quốc tế đã ước tính 160 triệu trẻ em từ 5 đến 17 tuổi đã tham gia lao động vào đầu năm 2020 –=- nhiều em trong số đó làm việc trong chuỗi cung ứng thời trang.
|
|
Danh sách các thương hiệu được xếp hạng theo mức độ từ tốt nhất đến tệ hại nhất. Ảnh:Oxfam. |
Có công việc vẫn tốt hơn là thất nghiệp
Biện pháp bảo vệ phổ biến của các nhà sản xuất sử dụng thỏa thuận bóc lột lao động là công việc như vậy thường là lựa chọn tốt dành cho những người lao động đó. Người lao động tự nguyện chấp nhận các điều kiện và việc làm của họ để phát triển kinh tế lâu dài.
Đồng thời, nghiên cứu mới lập luận các cửa hàng bóc lột sức lao động là do họ muốn như vậy. Trong đó, các nhà bán lẻ chỉ đơn giản là đáp ứng nhu cầu về thời trang giá cực thấp. Điều này có nghĩa là nếu không có nhu cầu từ người lao động, sẽ không có xưởng bóc lột sức lao động.
Vấn đề quy trách nhiệm cho người tiêu dùng là đại đa số không biết quần áo của họ được sản xuất như thế nào. Mặc dù “tính minh bạch của chuỗi cung ứng” được ghi nhận giúp tăng tăng tính hợp pháp và độ tin cậy của thương hiệu, nhưng tính minh bạch thực sự rất khó đạt được, ngay cả đối với các nhà bán lẻ, do các yếu tố rời rạc trong cách sản phẩm di chuyển qua chuỗi cung ứng (bao gồm nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà chế tạo, phân phối và bán lẻ).
Nghiên cứu về nhận thức của người tiêu dùng về phúc lợi của người lao động cho thấy mọi người gặp khó khăn trong việc kết nối chiếc áo 5 USD mà họ mua với người đã làm ra nó hoặc nó được làm như thế nào.
|
|
Thời trang nhanh vẫn được ưa chuộng dù nhiều người biết nó được sản xuất từ những xưởng bóc lột sức lao động. Ảnh:Be Biodiversity. |
Lý luận tự lừa dối mình
Danh sách Naughty or Nice của Oxfam nhằm nêu tên các thương hiệu bán lẻ không tiết lộ họ lấy nguồn sản phẩm từ đâu và cách họ quản lý tính toàn vẹn của nguồn cung ứng.
Nếu người tiêu dùng biết thương hiệu tìm nguồn cung ứng có đạo đức, họ sẽ đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt hơn.
Thật không may, nó không đơn giản như vậy. Bộ não của chúng ta được kết nối để đưa ra kết luận mà chúng ta thích, miễn là chúng ta duy trì ảo tưởng về tính khách quan. Nhiều người làm điều này ngay cả khi bằng chứng trái ngược với niềm tin của họ.
Một người có thể tự coi mình là người tiêu dùng có đạo đức và vẫn mua một chiếc áo sơ mi 5 USD, mặc dù họ nghi ngờ nó có thể được sản xuất tại một xưởng bóc lột sức lao động. Họ có thể tự nhủ bản thân “có nghề còn hơn không có việc” đối với người lao động, hoặc “tiền tiết kiệm hôm nay là tiền để dành cho con cái ngày mai”. Khi làm như vậy, họ thuyết phục bản thân đã xem xét việc mua hàng một cách khách quan.
Chúng ta đều ở quá xa việc khai thác chuỗi cung ứng và quá say mê kiếm được một món hời, đến nỗi khi nhìn thấy danh sách các thương hiệu bán lẻ “vô đạo đức” vẫn không thay đổi hành vi của chúng ta.
Cách mua sắm đạo đức hơn
Điểm mấu chốt là tiêu dùng có đạo đức phải được thúc đẩy từ bên trong. Tin tốt là một khi bạn có động lực, sẽ có một số tài nguyên giúp bạn.
- Kiến thức là sức mạnh: Báo cáo Naughty or Nice của Oxfam cho thấy Clean Clothes' Brand Tracker, Fair Wear, Good On You và Fashion Revolution's Fashion Transparency Index đều là những nguồn tốt để xác định thương hiệu nào tiết lộ chính sách xã hội, thông lệ và tác động trong hoạt động chuỗi cung ứng của họ.
- Kiểm định thương hiệu: Hầu hết thương hiệu sẽ tiết lộ thông tin sản xuất có đạo đức được chứng nhận bởi các tổ chức như Ethical Clothing Australia, WRAP hoặc Fairtrade International. Những công nhận này thường liên quan đến quy trình nghiêm ngặt về kiểm tra tính đủ điều kiện độc lập, tuân thủ các hướng dẫn và kiểm toán hàng năm.
- Tự báo cáo: Nhiều thương hiệu hàng đầu cung cấp chính sách của họ về tìm nguồn cung ứng có đạo đức và lao động nô lệ trực tuyến, đảm bảo các yêu cầu được đưa ra tuân theo các yêu cầu báo cáo từ đạo luật về nô lệ hiện đại của Australia năm 2018.
Theo zingnews