Một ngày cuối tuần, trên đường phố phía Bắc Ấn Độ, ông Dhuli Chand, 102 tuổi đã tổ chức một đám cưới... giả chỉ để chứng minh với các quan chức ở thị trấn rằng ông là người có năng lực và thực ra vẫn chưa chết.

Trong đám cưới của mình, ông Chand ngồi trên một cỗ xe cầm tấm bảng chữ “Tôi vẫn còn sống đây”.

leftcenterrightdel
 Hàng chục ngàn người già Ấn Độ bị cho vào "danh sách đã chết", khiến lương hưu của họ bị cắt - Ảnh: AFP

Ông Dhuli Chandta đã phải tổ chức đám cưới ở tuổi ngoài 100 sau khi ông đột ngột ngừng nhận khoản lương hưu hàng tháng khoảng 2.750 rupee (33 USD) vì bị tuyên bố là... “đã chết” trong hồ sơ chính phủ.

Rắc rối này xảy ra sau khi chính phủ sự dụng một dữ liệu mới để xác định tính đủ điều kiện của những người yêu cầu phúc lợi. Tuy nhiên nó đã bị lỗi khiến rất nhiều người tự nhiên "bị chết". Mặc dù họ đã đến trình báo, khiếu nại vẫn chưa được giải quyết.

Naresh, cháu trai của ông Chand, nói: “Chúng tôi đã đến các văn phòng quận ít nhất 10 lần, trong đó có 5 lần ông Chand cũng đi cùng chúng tôi".

Ông Chand cho biết, phải mất một "đám cưới hoành tráng như vừa qua" thì các quan chức bang mới đồng ý cho ông "sống lại" và tiếp tục trả lương hưu.

Tờ Al Jazeera cho biết, trường hợp của ông Chand không phải là cá biệt. Theo dữ liệu của Al Jazeera, khoảng 277.115 người già và 52.479 góa phụ được tuyên bố là đã chết và mất lương hưu kể từ khi dữ liệu mới của Ấn Độ được triển khai vào năm 2020. Và hàng ngàn người thực sự vẫn còn sống và họ phải vượt qua một mê cung quan liêu trước khi có thể sửa thông tin của mình.

Sau khi “đám cưới” của ông Chand gây chú ý, hàng ngàn người đã tập trung tại các văn phòng của cơ quan phúc lợi xã hội quận Haryana.

Để đáp lại, chính phủ đã mở các trại giải quyết khiếu nại. Bộ trưởng Haryana Manohar Lal Khattar tiết lộ rằng trong tổng số 63.353 người thụ hưởng bị tạm dừng lương hưu thì 44.050 người sau đó đã được xác định là đủ điều kiện.

Theo phụ nữ TPHCM