Kể từ khi chuyển đến Bắc Kinh, Fan Cuiyun (60 tuổi) cảm thấy mình như người ngoài trong chính gia đình của bà.
5 năm trước, Fan rời thành phố Thiên Tân lên thủ đô giúp vợ chồng con trai nuôi nấng đứa con mới sinh của họ. Hiện, bà quanh quẩn chăm cháu cả ngày để con trai và con dâu đi làm.
Tuy nhiên, Fan cảm thấy mình nhận được rất ít sự biết ơn. Mỗi tối đi làm về, vợ chồng con trai lại chất vấn bà về các hoạt động của con họ trong ngày. Sau đó, cả hai thường phớt lờ người mẹ già.
“Chúng hiếm khi trao đổi với tôi về bất cứ điều gì ngoài cháu trai tôi. Tôi giống như kẻ hầu không được trả lương”, Fan nói.
|
Người già Trung Quốc tủi nhục khi phải sống xa quê vì công việc hoặc gia đình. |
Nhiều người cao niên Trung Quốc cũng có trải nghiệm tương tự Fan Cuiyun. Theo Sixth Tone, ước tính có khoảng 18 triệu laopiao, hay còn gọi là “người già trôi dạt”, ở đất nước tỷ dân. Hầu hết họ phải xa quê hương để đi làm thuê hoặc giúp người thân chăm sóc con cái.
Đối với nhiều người, cuộc sống xa nhà ở tuổi xế chiều rất đau khổ.
Trước khi chuyển đến Bắc Kinh, Fan quản lý 2 cửa hàng quần áo ở quê nhà trong hơn 20 năm. Với bà, phải gác lại chuyện kinh doanh để giúp con cái cáng đáng việc nhà là điều khó khăn. Fan đôi khi vẫn gặp khó khăn về mặt cảm xúc.
Wen Ju (56 tuổi) trở thành “người trôi dạt” vì nguyên nhân hoàn toàn khác. Bà di chuyển hơn 200 km từ quê ở tỉnh Sơn Đông đến thành phố Thiên Tân để tìm việc làm. Hiện Wen kiếm được 5.000 nhân dân tệ (750 USD)/tháng với hy vọng giúp con trai trả nợ.
Người phụ nữ 56 tuổi luôn trông ngóng về quê nhà - nơi cha bà đang sống cô độc. Wen hy vọng có cơ hội trở về làng khi kiếm đủ tiền.
“Cuộc sống ở Thiên Tân rất khác. Tôi luôn có cảm giác mất mát và bất an”, Wen nói.
|
Đối với nhiều người, cuộc sống xa nhà ở tuổi xế chiều rất đau khổ. |
Theo Zing