|
|
Các hình thức hộ gia đình ở Hàn Quốc ngày càng đa dạng hơn |
Ban đầu, cả hai chọn cách sống chung vì muốn tiết kiệm tiền thuê nhà và có thể dành nhiều thời gian cho nhau nhiều hơn. Nhưng 2 năm trôi qua, Jeong cảm thấy việc này cũng đem lại cho cô nhiều lợi ích khác.
“Tôi cảm thấy an toàn và ổn định hơn so với sống một mình, cả về tình cảm lẫn vật chất. Chúng tôi cùng nhau chia sẻ việc nhà và chăm sóc nhau trong những lúc ốm đau. Tất nhiên, có đôi lúc chúng tôi cũng xảy ra tranh cãi, nhưng chúng tôi dễ dàng hòa giải sau đó vì phải gặp nhau mỗi ngày”, Joeng chia sẻ.
Joeing cho biết, cô có thể kết hôn với bạn trai trong tương lai, nhưng không phải bây giờ. “Kết hôn có vẻ như là một quyết định lớn mà tôi nên làm điều này vào một thời điểm nào đó trong đời. Nhưng hiện tôi vẫn chưa sẵn sàng cho việc đó. Dù sao thì chúng tôi cũng đã coi nhau như gia đình”, cô giải thích.
Jeong không phải là trường hợp duy nhất chọn cách “sống chung nhưng không cưới” với người yêu của mình.
Theo tờ The Korean Times, cơ cấu hộ gia đình ở Hàn Quốc đang thay đổi nhanh chóng, các hình thức hộ gia đình ngày càng đa dạng hơn. Hiện có khá nhiều cặp vợ chồng sống thử chưa kết hôn, hoặc nhiều cặp đôi chọn cách sống với nhau như “bạn cùng phòng”.
Theo số liệu điều tra dân số mới nhất của Cục Thống kê Hàn Quốc được công bố ngày 1/8, trong năm 2021, nước này có hơn 1 triệu người sống trong các hộ gia đình gồm những người không có quan hệ gia đình chính thức, tăng 74% so với năm 2016.
Trong khi theo định nghĩa pháp lý của Hàn Quốc, “hộ gia đình” bao gồm ít nhất hai thành viên có quan hệ huyết thống, có kết hôn hợp pháp hoặc nhận con nuôi, thì “hộ gia đình không có quan hệ gia đình” bao gồm những người ở chung nhà nhưng không có quan hệ huyết thống.
Năm 2016, số hộ gia đình gồm các thành viên không có quan hệ gia đình ở Hàn Quốc là 269.444. Con số này đã tiếp tục tăng trong những năm gần đây lên 308.659 năm 2017, 423.459 năm 2020, và 470.000 năm 2021.
Theo một cuộc khảo sát do Viện Phát triển phụ nữ Hàn Quốc (KWDI) thực hiện vào năm ngoái, gần 63% người trưởng thành trong độ tuổi từ 18-70 tuổi đồng ý rằng định nghĩa pháp lý về hôn nhân nên được mở rộng để bao gồm các đơn vị gia đình đã có kết hôn hoặc chung sống theo luật.
Trong bối cảnh đó, vào tháng 4/2021, Bộ Bình đẳng giới và gia đình Hàn Quốc đã đưa ra Kế hoạch cơ bản về chính sách gia đình khỏe mạnh giai đoạn 2021-2025, trong đó có đề xuất mở rộng định nghĩa pháp lý về gia đình, theo hướng xem những người có các mối quan hệ đa dạng nhưng chọn cách sống chung và quan tâm lẫn nhau thuộc một hộ gia đình.
Theo phunuonline.com.vn