Từ thời xưa, đã có rất nhiều câu chuyện xảy ra ở những kiến trúc cổ, chẳng hạn như Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh từng trải qua những câu chuyện kì lạ, ngàn năm vẫn được lưu truyền ở dân gian. Người xưa có câu: Người già yếu sinh lắm bệnh, ngôi nhà cũ khó thoát khỏi vận rủi.
Ngôi nhà, thực chất cũng giống như con người, càng “nhiều tuổi” thì trường khí càng đục, năng lượng hao tổn ngày càng nhiều.
Nói cách khác, độ tuổi của ngôi nhà có mối quan hệ tương đối lớn đối với sự hưng thịnh và suy tàn của nó. Đương nhiên, đó là hình thái của ngôi nhà và môi trường xung quanh.
Đồng thời, “tuổi đời” của ngôi nhà cũng sẽ ảnh hưởng to lớn đến vượng khí trong nhà, chúng ta không nên coi nhẹ.
Vì vậy, khi ai đó ở trong một ngôi nhà cũ kĩ, ẩm ướt và kín khí như vậy trong thời gian dài, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến vận may của chính họ.
Ảnh minh họa.
Đó là lý do tại sao các bậc thầy phong thủy cho rằng: Dù bạn ở trong ngôi nhà mua hay thuê, ngôi nhà đó có vượng khí hay không thì điều đầu tiên bạn cần phải cân nhắc đó chính là “độ tuổi” của ngôi nhà. Tuy nhiên, những ngôi nhà ‘cũ’ như vậy hoàn toàn có thể được hồi sinh.
Đối với những ngôi nhà có tuổi đời lâu năm, chúng ta nên làm gì để có thể xua đuổi được “đục khí”, hóa giải sinh khí, mang lại phúc khí và vận may cho gia đình?
Dưới đây là 3 kinh nghiệm người xưa đúc kết.
Thay đổi hướng cửa sổ, đón vượng khí vào nhà
Mỗi ngôi nhà đều có cửa sổ, cửa sổ đóng vai trò quan trọng trong việc lấy sáng và thông gió, là một phần không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà, chính vì vậy vị trí lắp đặt cửa sổ là quan trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến phong thủy của ngôi nhà.
Nếu cửa sổ của ngôi nhà đối diện với hướng khí thoát gió, hoặc là nơi có môi trường không tốt, vậy thì chúng ta có thể mở cửa sổ để “đón” vượng khí và không khí cát tường thêm cho ngôi nhà.
Ngoài ra, khi lắp đặt cửa sổ, có 3 điều cần lưu ý, nếu gặp trường hợp này cũng cần kịp thời thay đổi:
Không che chắn đồ đạc trước cửa sổ, làm như vậy sẽ ngăn cản luồng gió và ánh nắng chiếu vào.
Cửa sổ không nên quá lớn hoặc quá nhỏ, nếu quá lớn thì sẽ thoát khí từ trong ra ngoài, nếu quá nhỏ thì khí khó mà thông vào trong nhà.
Cửa ra vào và cửa sổ không được đối diện nhau, luồng khí đi thẳng qua cửa chính sẽ không thể lưu lại được.
Ảnh minh họa.
Các thành viên xích lại gần nhau giúp tăng “ấm khí” cho ngôi nhà
Trong ngôi nhà có nhiều dương khí (khí lạnh) sẽ tạo cho người ta cảm giác u ám và lạnh lẽo. Chỉ cần ngôi nhà “ấm” lên một chút, mới có thể gia tăng phúc khí cho căn nhà.
Cách phổ biến để “sưởi ấm” một ngôi nhà là tìm đến bạn bè, người thân và thường xuyên mời họ ghé qua để quây quần, tụ tập, từ đó khiến không khí trong căn nhà trở nên ấm áp hơn.
Ngoài ra, bạn có thể rắc một ít muối vào mọi ngóc ngách trong nhà, ngụ ý rằng “vượng khí” sẽ đến được mọi nơi trong nhà.
Ánh sáng mặt trời chiếu rọi gia tăng năng lượng tích cực
Trong nhà có đủ lượng ánh sáng mặt trời chiếu vào, đó cũng là cách trực tiếp để tăng cường vận khí cho ngôi nhà, điều này đòi hỏi chúng ta phải mở rèm và mở cửa sổ thường xuyên để ánh sáng tràn vào nhà.
Nếu ngôi nhà nằm ở vị trí khó nhìn thấy ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng mặt trời không thể chiếu vào nhà, thay vào đó, chúng ta có thể dùng đèn để chiếu sáng, tạo nguồn ánh sáng để ngôi nhà luôn sáng sủa, cũng có thể tăng thêm chính khí cho căn nhà. Bạn cũng có thể sử dụng các loại cây có tính dương như ngải cứu để xông nhà.
Để luồng khí trong nhà và luồng khí ngoài trời được trao đổi ở diện tích lớn hơn, chúng ta cần thổi bay khí cũ, “mở cửa” để hút vượng khí.
Theo giadinhonline.vn