Một buổi hẹn hò đặc biệt, nơi bộ mẹ đến để tìm kiếm ý trung nhân cho con mình - Ảnh: Junko Fukutome/CNN
Một buổi "hẹn hò" đặc biệt, nơi bố mẹ đến để tìm kiếm ý trung nhân cho con mình - Ảnh: Junko Fukutome/CNN


Một buổi chiều mùa hè oi bức ở thành phố Osaka (Nhật Bản), nhóm 60 người cả nam giới lẫn phụ nữ trong độ tuổi trung niên tập trung để tham gia một buổi “omiai” - sự kiện mai mối để tìm kiếm tình yêu đích thực.

Họ tiếp cận nhau, quan sát, nói chuyện, chia sẻ nhiều điều đồng thời không ngừng đánh giá các mục tiêu tiềm năng và không ngần ngại thể hiện sự cạnh tranh khi “chấm” được đối tượng hợp nhãn.

Thế nhưng, đây không phải là một buổi hẹn hò thông thường.

Hầu như không có ai nói về sở thích cá nhân, một quyển sách hay bộ phim yêu thích, gu ẩm thực hoặc những đặc điểm riêng của bản thân. Tất cả những gì họ mang đến đây đều tập trung vào những đứa con đã trưởng thành, vẫn còn độc thân mà họ mong muốn sẽ tìm được ý trung nhân cho chúng.

Một phụ nữ 60 tuổi kể với vẻ tự hào về cậu con trai 34 tuổi là giáo viên ở một trường tiểu học công lập. Một người đàn ông 80 tuổi bằng giọng trìu mến nói về cậu con trai 49 tuổi của mình đang làm kiểm soát viên tại một công ty điện lực.

Để có thể tham dự sự kiện do Hiệp hội cha mẹ mai mối hôn nhân tổ chức thì mỗi bậc phụ huynh phải đóng một khoản lệ phí là 14.000 yên (gần 2,5 triệu đồng). Và đối tượng mà tất cả những người tham dự đều mong muốn khi đến đây, đó là gặp được một một bậc cha mẹ có con gái hoặc con trai vẫn còn độc thân, hứa hẹn là mảnh ghép hoàn hảo cho đứa con vẫn còn “sầu lẻ bóng” của mình ở nhà.

Các bậc cha mẹ đến dự sự kiện mang theo album ảnh và bản thông tin về những đứa con của mình để trao đổi với nhau nhằm tìm được những chàng reer nàng dâu hợp ý - Ảnh: Toshifumi Kitamura/AFP/Getty Images
Các bậc cha mẹ đến dự sự kiện mang theo album ảnh và bản thông tin về những đứa con của mình để trao đổi với nhau nhằm tìm được chàng rể, nàng dâu hợp ý - Ảnh: Toshifumi Kitamura/AFP/Getty Images


Nhật Bản từ lâu đã nổi tiếng là một quốc gia bị ám ảnh bởi công việc, nơi người ta có thể làm việc đến chết vì kiệt sức.

Theo bà Noriko Miyagoshi, giám đốc một công công ty cung cấp dịch vụ mai mối hôn nhân dành cho cha mẹ cho biết, chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, tình hình kinh tế ảm đạm và văn hóa làm việc khắt khe đang cản trở người trẻ ở xứ xở Mặt trời mọc lựa chọn kết hôn và sinh con. Điều này khiến cha mẹ của họ - những người luôn lo lắng về việc có cháu để bế bồng - đã phải vào cuộc.

Trong những buổi hẹn như thế này, các bậc phụ huynh đều phải hoàn thành một bản câu hỏi chi tiết về con cái của mình. Họ cũng mang theo những album ảnh được chụp một cách chuyên nghiệp để quảng cáo cho những đứa con mà họ muốn “rao bán". Hầu hết trong số đó là những người độc thân ở độ tuổi 30 đến 40, người trẻ nhất 28 tuổi và người lớn tuổi nhất là 51 tuổi với đa dạng ngành nghề, từ bác sĩ, y tá đến công chức, nhân viên văn phòng… 

Một cặp vợ chồng ở độ tuổi 80 cho biết, cậu con trai 49 tuổi của họ dành quá nhiều thời gian tập trung cho công việc mà không hề để tâm đến đời sống tình cảm. Và vì quá khao khát có được đứa cháu để bế bồng nên họ đã quyết định tham gia sự kiện mai mối này.

Một cặp vợ chồng 70 tuổi khác thì tỏ ra quá lo lắng cho “quả bom nổ chậm” 42 tuổi của mình khi cô con gái không quan tâm đến việc hẹn hò mà chỉ thích tự do bay nhảy.

Các trung tâm môi giới hôn nhân kiểu này ước tính, chỉ có khoảng 10% các cuộc “ghép đôi” qua trung gian của bố mẹ là thành công mà thôi, nhưng không vì thế mà dịch vụ này kém phần hấp dẫn.

Dù tỷ lệ những cuộc tác hợp thông qua mai mối của bộ mẹ không cao nhưng các bậc phụ huynh vẫn tìm đến dịch vụ này như là cứu cánh để mong có cháu bế bồng - Ảnh: Richard A. Brooks/AFP/Getty Images
Dù tỉ lệ những cuộc tác hợp thông qua mai mối của bố mẹ không cao nhưng các bậc phụ huynh vẫn tìm đến dịch vụ này để mong có cháu bế bồng - Ảnh: Richard A. Brooks/AFP/Getty Images

Theo phụ nữ TPHCM