leftcenterrightdel
Các doanh nghiệp cần đánh giá hiệu suất dựa trên kết quả, thay vì số giờ làm việc. Ảnh minh họa: Yan Krukau/Pexels. 

Với đa số công ty trên toàn thế giới, giờ hành chính kéo dài 8 tiếng/ngày, không bao gồm giờ nghỉ trưa. Tùy thuộc vào tính chất hoạt động cũng như văn hóa doanh nghiệp, giờ làm việc có thể bắt đầu sớm hoặc muộn, song luôn được tính toán để nhân sự lao động trong đủ 8 tiếng.

Tuy nhiên, theo Work Life, với rất nhiều văn phòng, quy cách làm việc 8 tiếng/ngày chỉ là lời nói dối.

Đến công ty, nhân viên không chỉ làm mà còn lướt mạng xã hội, đọc tin tức, tán gẫu, sử dụng nhà vệ sinh.

Nếu làm việc tại nhà, họ còn có thể giặt giũ, trông con hoặc dắt chó đi dạo.

Làm việc mấy tiếng/ngày?

leftcenterrightdel
 

Trong gần 10.000 câu trả lời, 45% người trả lời chỉ làm việc trong 4 tiếng/ngày.

40% nhân viên của Amazon, Google và 43% nhân sự Microsoft làm việc 4 tiếng/ngày hoặc ít hơn.

Một nghiên cứu của Nền tảng nguồn nhân sự Zippia vào đầu năm nay cũng chỉ ra trong khung giờ hành chính 8 tiếng, người lao động trung bình chỉ dành 4 tiếng 12 phút để thực sự làm việc.

Cụ thể, trong 1.000 người tham gia khảo sát, 47% thừa nhận sẽ lướt Internet trong giờ làm và 78% không cần tới 8 tiếng/ngày để hoàn thành công việc được giao.

Đâu là nguyên nhân?

leftcenterrightdel
 

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng nhân sự làm ít thời gian hơn khung giờ được quy định.

Thứ nhất, không phải nhân viên nào cũng có khả năng làm việc tập trung tại công sở.

Thứ hai, hình thức làm việc từ xa đã tác động đến thói quen lao động của nhân sự.

Ngồi tại nhà, người lao động có thể cùng lúc thực hiện nhiệm vụ của sếp và công việc cá nhân. Thay vì tập trung làm đủ 8 tiếng mỗi ngày, họ có thể kéo dài thời gian làm việc đến 10-12 tiếng, song xen kẽ đó là những khoảng nghỉ nhằm phục vụ việc giặt đồ, mua sắm hoặc thư giãn.

Thứ ba, tinh thần của người lao động đang chịu ảnh hưởng. Trong đó, "quiet quitting" (chỉ làm khối lượng công việc tương xứng với mức lương) và sự phát triển mạnh mẽ của AI cho phép con người giao phó một số yêu cầu đơn giản cho robot.

Các thay đổi này dẫn đến việc nhiều người cảm thấy chỉ cần ít hơn 8 tiếng/ngày để hoàn thành công việc. Họ không cảm thấy cần thiết hay có lợi ích gì đáng kể nếu làm nhiều hơn.

Cần thay đổi cách đánh giá hiệu quả công việc
leftcenterrightdel
 

Malissa Clark, Giáo sư tâm lý học tại Đại học Georgia (Mỹ), khẳng định những suy nghĩ cũ kỹ về công việc khiến nhiều người lao động ngày nay phải giả vờ như đang làm việc dù đã hoàn thành xong sớm hơn.

Nhiều công ty đã không còn đánh giá hiệu suất dựa trên thời gian mà chú tâm vào chất lượng.

Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp khác vẫn mắc kẹt trong kiểu làm việc cũ, tin rằng số giờ dành cho công việc vẫn là dấu hiệu cho thấy nhân viên đó giỏi như thế nào.

Kathy Morris, cựu nhà nghiên cứu tại Zippia, lập luận rằng số giờ lao động được rút ngắn có thể dành để nhân viên nạp lại năng lượng và điều chỉnh lại trạng thái tinh thần, từ đó giúp họ hoàn thiện công việc tốt hơn.

“Công ty nào cũng hướng tới kết quả. Vì vậy, điều quan trọng là họ cần xem xét những gì mọi người đang thực sự hoàn thành thay vì yêu cầu họ ngồi ở bàn làm việc càng lâu càng tốt”, Morris cho hay.

Theo lifestyle.zingnews