“Mất đi người chăm sóc đồng nghĩa mất đi trụ cột gia đình. Trong vòng xoáy của nền kinh tế đang xuống dốc, những hộ gia đình nghèo là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất” - nhà tâm lý học Lorraine Sherr - thành viên nhóm nghiên cứu trẻ mồ côi sau đại dịch COVID-19 toàn cầu - cho hay. 

Trong khi một số quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề hậu COVID-19 đã viện trợ các gia đình gặp khó khăn khi mất đi trụ cột, các nhà nghiên cứu và tổ chức từ thiện dành cho trẻ em lo sợ rằng giờ đây thế giới đang chuyển sang giai đoạn tái phát triển và các gói hỗ trợ sẽ bị cắt giảm. 

 
leftcenterrightdel
 Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi của trẻ, một trong số đó là khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục - ẢNH: UNICEF
Chính phủ Anh đã cắt giảm 60% khoản tài trợ cho Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) vào cuối đại dịch như một phần trong động thái thu hẹp ngân sách chi tiêu cho viện trợ nước ngoài. Hành động đó dẫn đến việc hơn 10 triệu hộ nghèo sẽ không còn được nhận phiếu trợ cấp lương thực, kéo theo dự kiến nạn đói sẽ gia tăng.   

“Xã hội đang trở về cuộc sống trong trạng thái bình thường mới. Thế nhưng với những đứa trẻ mồ côi, thật khó để chúng có thể quay lại cuộc sống ban đầu” - Seth Flaxman - phó giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Oxford (Anh) - nhận định. Thực tế cho thấy Tổ chức Y tế thế giới đã kết thúc tình trạng khẩn cấp toàn cầu kéo dài 3 năm do COVID-19 và dữ liệu toàn diện theo thời gian thực về các trường hợp tử vong do COVID-19 không còn được cập nhật, khiến các nhà nghiên cứu khó ước tính chính xác số lượng trẻ mồ côi.

Juliette Unwin - nhà nghiên cứu từ Đại học Hoàng gia London (Anh) - cho biết điều đó có nghĩa là nhiều trẻ mồ côi do COVID-19 sẽ không được đề cập trong tương lai, dẫn đến các dịch vụ hỗ trợ vật chất hoặc cắt cử chuyên gia hỗ trợ tâm lý sẽ ít hơn. 

Cánh cửa tương lai đã khép? 

Ước tính trên toàn cầu có khoảng 6,9 triệu người chết trong đại dịch COVID-19. Dù vậy, những dữ liệu về sức khỏe tâm lý và nguồn tài chính của các hộ gia đình có trẻ mồ côi vì COVID-19 lại vô cùng ít ỏi. Sherr - giáo sư tại Đại học London - tin rằng trẻ em mất người thân có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc bỏ học cao hơn và có nhiều khả năng rơi vào tệ nạn xã hội như lạm dụng chất kích thích hoặc lạm dụng tình dục. 

leftcenterrightdel
 Ước tính khoảng 1/10 trẻ em bị coi như đối tượng lao động trên toàn thế giới, trong đó một số bị ép buộc làm công việc nguy hiểm - ẢNH: UNICEF

Theo một nghiên cứu do Jelena Obradović - giáo sư giáo dục đại học Stanford (Mỹ) - đứng đầu, cách một đứa trẻ phát triển suy nghĩ phần lớn ảnh hưởng từ các quyết định và sự quan tâm hằng ngày của cha mẹ. Khi phải đối mặt với hoàn cảnh bị bỏ rơi và thiếu sự hướng dẫn của cha mẹ, trẻ thường hình thành những hành vi chống đối xã hội, dẫn đến sự can thiệp của pháp luật. 

Theo tờ thông tin điện tử CEPR, trong số những trường hợp các bé trai được nuôi lớn ở các trại trẻ mồ côi, tới 23% có khả năng bị kết án phạm tội khi tới độ tuổi vị thành niên. Để giải quyết vấn nạn này, một số quốc gia nghèo với số người chết cao như Peru và Brazil đã cung cấp hỗ trợ tài chính cho người giám hộ để trợ giúp trẻ em mất cha hoặc mẹ vì COVID-19.

Ở Colombia, một dự luật tương tự đã được đề xuất tại quốc hội. Hay tại Ấn Độ, nơi có hơn 2 triệu trẻ em mồ côi vì COVID-19, chính quyền địa phương hợp tác với ban hỗ trợ trẻ em của Liên hiệp quốc và trung tâm sức khỏe tâm thần Mind Piper để thực hiện một chương trình tư vấn sức khỏe thể chất và tinh thần đồng thời kêu gọi quyên góp tiền trợ cấp cho Uttar Pradesh, bang đông dân nhất nước với mục tiêu hỗ trợ 10.000 trẻ em dễ bị tổn thương, trong đó có 500 trẻ mồ côi. Dù dự án đã kết thúc vào tháng 12/2021 nhưng chính quyền bang sẽ duy trì viện trợ cho đến khi các em đủ 18 tuổi.

Tại Indonesia, nơi có khoảng 341.000 trẻ em mất ít nhất một người giám hộ vì COVID-19 - con số cao thứ hai trên thế giới, đứng sau Ấn Độ - chính quyền và tổ chức từ thiện Save the Children (tạm dịch Cứu trợ Trẻ em) đã hỗ trợ tiền mặt và tư vấn tâm lý cho trẻ mồ côi trong đại dịch. Dewi Sri Sumanah - phát ngôn viên của Save the Children - cho biết việc chăm sóc trẻ mồ côi thường xảy ra những sự cố bất ngờ và trách nhiệm thuộc về những người thân không được trang bị đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu của trẻ.

“Những đứa trẻ đang trải qua nỗi đau buồn sâu sắc, đặc biệt nếu chúng mất cả cha lẫn mẹ. Một số cảm thấy tội lỗi, một số luôn cảm thấy tức giận vì không được gặp cha mẹ trước khi họ qua đời, dẫn đến những hành vi thiếu kiểm soát” - Sumanah nói.

Mỗi nỗ lực dù nhỏ cũng ấp ủ hy vọng 

Nhiều trẻ mồ côi do COVID-19 thuộc các quốc gia có tỉ lệ nghèo đói cao. Dữ liệu của Đại học Hoàng gia London cho thấy khoảng 2,7 triệu trẻ em Nam Á, Đông Nam Á và 2,19 triệu trẻ em châu Phi đã mất ít nhất cha hoặc mẹ vì căn bệnh này.

leftcenterrightdel
 Đằng sau những con số tử vong tăng cao do đại dịch COVID-19 là tương lai mờ mịt của không ít trẻ em - ẢNH: WORLD BANK BLOG

Nhưng, ngay cả những đứa trẻ mồ côi do COVID-19 ở các quốc gia giàu có hơn cũng phải đối mặt với một tương lai mờ mịt khi chính sách hỗ trợ không thể kéo dài hoặc các nhà hoạch định chuyển trọng tâm của họ sang nơi khác. Letizia Perna - giám đốc dịch vụ của tổ chức từ thiện Winston's Wish - bày tỏ: “Tôi hy vọng chúng ta sẽ không bỏ mặc một thế hệ trẻ em đã mất người thân vì COVID-19”. 

Nhà tâm lý học Sherr tin rằng ngay cả những khoản trợ cấp nhỏ, các chuyến thăm định kỳ của cố vấn hay gia tăng sự tiếp cận đến các mạng lưới bạn bè toàn cầu cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với những đứa trẻ mồ côi. Piush Antony - chuyên gia chính sách xã hội của UNICEF - cũng ủng hộ các cách làm này vì kết quả nó mang lại giúp trẻ em và người thân vượt qua chấn thương và đau buồn đồng thời ngăn chặn tình trạng bỏ học, lao động trẻ em hoặc tảo hôn. 

Hiện nay, các chuyên gia nghiên cứu xã hội đề xuất các nguyên tắc cần thiết nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng toàn cầu đang gia tăng. Giải pháp này dựa trên các phương pháp tiếp cận với rất nhiều bằng chứng đã được nghiên cứu, phát triển bởi sự hợp tác mở rộng của các tổ chức thể giới, bao gồm Ngân hàng Thế giới (World Bank), UNICEF, USAID, CDC, WHO và Kế hoạch Khẩn cấp của Nhà Trắng về cứu trợ AIDS (PEPFAR). 

Cụ thể, để giải quyết rủi ro đối diện với bất lợi về an toàn, phúc lợi cũng như sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ mồ côi do COVID-19, chính phủ cần hợp tác với các tổ chức hoạt động xã hội phi lợi nhuận ở các quốc gia, nhanh chóng xác định số trẻ em mất người chăm sóc chính, đảm bảo trẻ em vẫn được nuôi dưỡng trong gia đình với người thân hoặc được nuôi dưỡng thông qua các chương trình nhận con nuôi. 

Tiếp theo là xây dựng chính sách phản ứng phù hợp với từng độ tuổi và giới tính của trẻ để chấm dứt nạn lạm dụng trẻ em: những dự án đầu tư vào các chương trình giáo dục tiên tiến dành cho trẻ, dự án quyên góp kinh phí hỗ trợ trẻ và tìm kiếm việc làm phù hợp khi trẻ bước vào tuổi trưởng thành. 

Theo phụ nữ TPHCM