"Tôi muốn chết".

Tháng 2/2013, Yo Toshino, người bạn thân nhất của tôi ở trường đại học, lúc đó đang đi tìm việc, đã gửi cho tôi tin nhắn đó.

Hàng năm ở Nhật Bản, hơn nửa triệu sinh viên tham gia vào mùa săn việc làm vào mùa xuân, với hy vọng được các tờ báo, công ty quảng cáo, ngân hàng, cơ sở kinh doanh, công ty công nghệ thuê mướn. Tất cả đều mong muốn một công việc suốt đời, một cuộc sống ổn định.



                                                                     Tin nhắn mà Okamoto nhận được từ người bạn thân nhất của anh - Yo Tashino - nói rằng anh ấy muốn chết vì áp lực xin việc.


Hệ thống cứng nhắc


Những người lao vào cuộc đi săn điên cuồng này có nhiều lo lắng và cũng có cả phấn khích.

Quá trình tuyển dụng - được gọi là sh#katsu - bao gồm rất nhiều bước. Đầu tiên, bạn đến hội chợ việc làm và hội thảo do nhà tuyển dụng tổ chức.

Đây không phải là một phần chính thức của quy trình, mặc dù nhiều công ty muốn thấy các ứng viên thể hiện sự quan tâm của họ ở giai đoạn đầu tiên này.

Sau khi nộp đơn, bạn phải thực hiện các bài kiểm tra trực tuyến gồm toán và viết luận. Cuối cùng, bạn tham gia một số vòng phỏng vấn - cá nhân hoặc theo nhóm.

Tôi nghĩ rằng hầu hết mọi người đều tin rằng hệ thống này quá cứng nhắc, nhưng chúng tôi không thể thay đổi nó.

Những người điều hành sh#katsu ngày nay được hưởng lợi hoặc ít nhất là đã từng sống sót qua quá trình này khi họ mới bắt đầu sự nghiệp. Nhiều thành viên khác trong xã hội cũng đã có công việc thông qua nó.

Sh#katsu rất quan trọng vì nó mang lại những công việc trọn đời. Theo một câu nói phổ biến ở Nhật Bản, cuộc săn tìm việc làm đầu tiên phải là cuộc tìm việc cuối cùng.

Điều này có nghĩa là nếu bạn thất bại, cuộc sống của bạn cũng chấm hết.

Nhiều sinh viên nộp đơn vào 50, 60 hoặc thậm chí 100 công ty. Những người không kiếm được việc làm bắt đầu cảm thấy bản thân vô dụng. Gia đình, bạn bè, trường đại học, đối tác, cộng đồng và xã hội cũng tạo áp lực đẩy các cá nhân vào cuộc đi săn.


                                                                                                Những người bạn cùng phòng của Okamoto (Yo Tashino ở bên phải) chuẩn bị đến hội chợ tuyển dụng.


Bất chấp thông báo sẽ "đại tu", mở rộng quy mô và thời gian của sh#katsu vào năm 2021 của Liên đoàn doanh nghiệp Nhật Bản hay việc Keidanren, công ty đã tạo ra sh#katsu, xem xét bãi bỏ quy trình này, tôi không nghĩ sẽ có nhiều thay đổi trong thời gian tới.

Chính sách tuyển dụng của các công ty Nhật Bản sẽ vẫn nghiêm ngặt như vậy. Và rất nhiều sinh viên tham gia vào hệ thống này dường như theo cách riêng của họ, cuối cùng, đều hài lòng và thỏa hiệp với nó.

Tỷ lệ thanh thiếu niên tự tử tại Nhật Bản đã tăng 250% từ năm 2007. Thất nghiệp được xác định là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đó. Theo Cơ quan Cảnh sát quốc gia, năm 2011, 150 người đã tự sát do không tìm được việc làm.

Thế hệ thua cuộc


Bên cạnh đó, nhóm người thất bại khi tìm chỗ đứng trong thị trường việc làm cũng tạo ra một “thế hệ thua cuộc”. Điều tra dân số năm 2015 của Nhật Bản cho thấy 3,4 triệu người ở độ tuổi 40 và 50 chưa kết hôn và phải sống cùng cha mẹ.

Cụm từ “thế hệ thua cuộc” được nhắc đến nhiều hơn sau một vụ tấn công bằng dao khiến 2 người chết và 18 người bị thương, xảy ra tại một trạm xe buýt ở Kawasaki vào tháng 5/2019.

Hung thủ là một người đàn ông khoảng 50 tuổi, đã mất việc làm trong nhiều năm và sống với người thân. Đó là một hikikomori điển hình - thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả những người sống khép kín với xã hội, không bước chân ra khỏi nhà trong nhiều năm.


                                  Quảng cáo của các studio chụp ảnh nhắm đến những người tìm việc trẻ tuổi - những người tin rằng một bức chân dung chuyên nghiệp sẽ giúp họ có nhiều lợi thế.


Vụ tấn công tàn bạo này khiến hàng trăm nghìn hikikomori ở độ tuổi trung niên bị xem là mối nguy của xã hội.

Kono, một người đàn ông 45 tuổi thất nghiệp và không bao giờ rời khỏi nhà của cha mẹ mình ở Nara, cảm thấy bối rối khi nghĩ rằng xã hội Nhật Bản coi những người như anh là “bom hẹn giờ”.

Cô độc vì thiếu các kỹ năng xã hội, chểnh mảng việc học, 8 năm vẫn chưa hoàn thành đủ các loại tín chỉ, Kono trốn ở nhà bố mẹ đẻ. Với anh, ngày cũng như tháng, tháng cũng như năm.

Junko, 44 tuổi, nhân viên part-time ở cửa hàng tạp hóa. Đôi khi, cô đã làm hàng loạt công việc văn thư. Tất cả đều được trả lương thấp và ít được đào tạo, không có triển vọng thăng tiến.

Càng ngày, cô càng thu mình hơn. “Tôi không muốn giao tiếp với mọi người nữa. Tôi không nói chuyện với ai khác ngoài gia đình và cũng không muốn nghĩ về hoàn cảnh của mình”.

Theo Zing