leftcenterrightdel
"New collar" tập trung vào các kỹ năng và năng lực hơn là các chứng chỉ truyền thống như bằng đại học. Ảnh minh họa: Thirdman/Pexels. 

Ngoài "white collar" (cổ cồn trắng), "pink collar" (cổ cồn hồng) và "green collar" (cổ cồn xanh lá), gần đây, thị trường lao động xuất hiện thêm một thuật ngữ, “new collar” (cổ cồn mới). Đây là cách dùng màu cổ áo để phân loại tính chất nghề nghiệp.

“New collar” chỉ những công việc đòi hỏi năng lực nhưng không cần bằng cấp, thường xuất hiện trong lĩnh vực công nghệ mới nổi như AI, an ninh mạng, sản xuất xe điện và robot, theo New York Times.

Có nhiều lo ngại về sự phát triển của công nghệ mới, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo và tự động hoá, trong thời gian tới sẽ khiến nhiều người lao động mất việc. Tuy nhiên, cũng có nhiều quan điểm tích cực về "cổ cồn mới”, cho rằng đây là cơ hội việc làm cho những công nhân lành nghề biết vận hành máy móc.

leftcenterrightdel
 Có nhiều lo lắng về nguy cơ thất nghiệp trước làn sóng tự động hoá, trí tuệ nhân tạo. Ảnh minh họa:Mikhail Nilov/Pexels.
 

Sarah Boisvert, nhà sáng lập New Collar Network, chương trình đào tạo lực lượng lao động quốc gia có trụ sở tại New Mexico (Mỹ), đồng tình với quan điểm trên. Theo bà, những công nghệ robot đó cần có người lập trình, giám sát và bảo trì.

Trong những năm tới, hàng triệu công việc mới được tạo ra sẽ tác động đáng kể với người lao động mất việc. Theo dữ liệu điều tra dân số, hơn một nửa người trưởng thành Mỹ không có bằng đại học. Họ cần được đào tạo để đáp ứng thị trường việc làm mới.

Bắt buộc có bằng đại học là tiêu chí lỗi thời

Thuật ngữ “cổ cồn mới” được tạo ra vào năm 2016, bởi Ginni Rometty, Cựu giám đốc điều hành IBM. Vào thời điểm đó, IBM gặp khó khăn khi tuyển dụng vị trí an ninh mạng. Rometty cho rằng một phần lý do là công ty đã đưa ra tiêu chí lỗi thời khi yêu cầu ứng viên phải có bằng đại học.

“Thông tin tuyển dụng trên mạng của chúng tôi yêu cầu quá nhiều bằng cấp. Đó có thể là lý do khiến chúng tôi bỏ lỡ nhiều ứng viên tiềm năng chỉ vì họ không có đủ chứng chỉ", Rometty chia sẻ trong một email.

Theo bà, hàng triệu người có thể đối mặt với tình trạng thất nghiệp nếu họ không có những chứng nhận đào tạo theo yêu cầu của nhà tuyển dụng, ngay cả khi hàng triệu công việc có mức lương tốt đang thiếu nhân lực làm.

leftcenterrightdel
 Người lao động “new collar” cần cập nhật những kỹ năng cần thiết để đáp ứng thị trường. Ảnh minh họa:Michael Burrows/Pexels.
 

Thông điệp này dường như đã chạm đến những nhân sự ngành tuyển dụng.

Đại diện của LinkedIn cho biết, ngày càng nhiều nhà tuyển dụng sử dụng bộ lọc kỹ năng trên LinkedIn để tìm ứng viên. Mạng xã hội dành cho cộng đồng doanh nghiệp này hiện có khoảng 155 triệu trên tổng số 930 triệu người dùng là nhân viên không có bằng đại học.

Đã đến lúc các công ty cần thay đổi

Colleen Ammerma, Giám đốc Race, Gender and Equity Initiative tại trường Harvard Business, cho rằng sự xuất hiện của thuật ngữ "cổ cồn mới" sẽ là động lực cho các công ty thay đổi quan điểm.

Bà nêu ví dụ về ngành công nghiệp xe điện, một trong những ngành cần có nhiều công nhân lành nghề. Trước đây, những người làm trong lĩnh vực này được ngợi ca là “cổ cồn xanh lá” vì thực hiện công việc liên quan đến bảo tồn và phát triển môi trường.

Năm 2017, 2019 và 2021, Hạ viện đã giới thiệu các phiên bản của Đạo luật “Công việc Cổ cồn mới”, nhưng không thông qua. Đạo luật nhằm thúc đẩy việc làm và đào tạo nhiều nghề nghiệp, bao gồm cả an ninh mạng.

Christopher Cox, nhà nghiên cứu, người viết về nền kinh tế “cổ cồn mới”, nhận định đây là một thuật ngữ tinh tế, giúp người lao động giảm bớt nỗi lo và khiến bức tranh về thị trường lao động lạc quan hơn.

“Thật tuyệt khi có những mô hình thay thế cho chương trình đại học bốn năm”, ông cho hay.

Theo znews