Trong suốt hai kỳ Olympics được tổ chức ở các nước châu Á, các nữ vận động viên mang hai quốc tịch Mỹ - Trung luôn nằm trong tình thế "mắc kẹt" khi đạt thành tích thứ hạng cao trên đấu trường quốc tế nhưng lại bị phân biệt gay gắt tại quê nhà.

Theo South China Morning Post, sự kiện thể thao quốc tế lớn nhất thế giới, nơi thi đấu của các vận động viên từ nhiều quốc gia trên thế giới, đã để lộ thực tế phũ phàng mà nhiều nữ vận động viên gốc Á phải đối mặt: chỉ được công nhận chỉ khi đem lại thành tích tốt.

Phản ứng trái ngược

Jeff Yang, một nhà văn và nhà phê bình văn hóa, cho biết: "Cứ như thể những vận động viên người Mỹ gốc Á không thể giành chiến thắng. Họ cũng như những người Mỹ gốc Á trong các lĩnh vực khác, chỉ được trân trọng khi đem lại giá trị và sau đó sẽ bị vùi dập".

Vấn đề bùng nổ ở Olympic mùa đông tại Bắc Kinh, sự kiện lần thứ ba liên tiếp diễn ra ở châu Á, và lần thứ hai được tổ chức trong bối cảnh khủng hoảng đại dịch toàn cầu, làm gia tăng làn sóng căm ghét chống lại người Mỹ gốc Á.

 
 
 
 
 
leftcenterrightdel
 Eileen Gu, người Mỹ gốc Hoa, đang là ngôi sao sáng tại Olympic Bắc Kinh. Ảnh: AP

Vận động viên trượt ván tuyết đội tuyển Mỹ Chloe Kim và vận động viên trượt tuyết tự do của Trung Quốc Eileen Gu (Cốc Ái Lăng) là hai nhân vật người Mỹ gốc Á được coi là “It Girls” của Thế vận hội Mùa đông năm nay, tiếp bước những ngôi sao thể thao như vận động viên trượt băng nghệ thuật Kristi Yamaguchi và Michelle Kwan.

Khi giành được huy chương vàng ở Bắc Kinh, cả Kim và Gu đã chứng minh năng lực và tài năng của mình, được công chúng đón nhận và yêu mến, trở thành hai gương mặt trẻ đại diện cho Olympic.

Trong khi đó, những cô gái Mỹ gốc Á như vận động viên trượt băng nghệ thuật Karen Chen và Alysa Liu của đội Mỹ, và Zhu Yi (Chu Dịch) từ đội Trung Quốc, liên tục bị người hâm mộ Olympic "ném đá", mặc dù được đội tuyển thi đấu ưu ái lăng xê.

 
phan biet chung toc, Olympic Bac Kinh, Trung Quoc, My anh 2

Vận động viên trượt băng nghệ thuật Zhu Yi thuộc đội tuyển Trung Quốc, đã khóc sau màn trình diễn của mình ở Olympic Bắc Kinh. Ảnh:AP.

Nhiều bình luận đã chỉ trích Zhu vì đã bị ngã trong bài thi, như thể đó là cái giá phải trả sau khi cô ấy từ bỏ quốc tịch Mỹ để thi đấu cho Trung Quốc. Những người khác tức giận vì cô ấy đã "cướp" vị trí thi đấu Olympic từ những vận động viên thực sự sinh ra ở Trung Quốc.

Người chiến thắng cũng bị kì thị

Thực tế, ngay cả những người chiến thắng cũng gặp khó khăn để cảm thấy được đón nhận tại Mỹ. Chloe Kim, người đã giành chiến thắng ở phần bán kết tại Olympic Bắc Kinh và Olympic Pyeongchang, kể lại rằng ngày nào cô cũng bị chửi rủa trên mạng. Mỗi khi nghe tin tức về việc người châu Á bị tấn công dã man, cô rất lo sợ rằng đó có thể cha mẹ mình.

 
phan biet chung toc, Olympic Bac Kinh, Trung Quoc, My anh 3

Chloe Kim thường xuyên sống trong sợ hãi vì nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ. Ảnh:AP.

Theo Stop AAPI Hate, một liên minh quốc gia chuyên thu thập dữ liệu về các cuộc tấn công có động cơ phân biệt chủng tộc liên quan đến đại dịch, cho biết đã có hơn 10.000 vụ chống người châu Á được báo cáo, từ việc chế nhạo đến tấn công bạo lực từ tháng 3/2020 đến tháng 9/2021.

Người Mỹ gốc Á và những người từ khu vực Thái Bình Dương ở Mỹ thường xuyên bị kì thị bằng lời nói, tấn công bạo lực và thậm chí là bị đánh chết vì bị phân biệt chủng tộc trong hai năm nay, do đại dịch gây ra.

Nguyên nhân của làn sóng căm ghét này đến từ việc Vũ Hán, Trung Quốc là nơi đầu tiên xuất hiện virus. Thêm vào đó, cựu Tổng thống Donald Trump nhiều lần nói về Covid-19 với giọng điệu phân biệt chủng tộc.

Gu, vận động viên trượt tuyết tự do, cho biết cô chưa bao giờ sợ hãi cho đến khi bị một người đàn ông chỉ thẳng vào mặt cô và người bà nhập cư của cô, chửi rủa vì có gốc gác Trung Quốc giống coronavirus, tại một hiệu thuốc ở San Francisco.

Cô gái từ San Francisco này cũng bị kì thị với những tràng đả kích chống Trung Quốc vì đã chuyển từ đội Mỹ sang đội Trung Quốc. Các nhân vật truyền thông bảo thủ của hãng Fox News, ông Tucker Carlson và Will Cain thậm chí còn dành hẳn một phân đoạn để nhiếc móc Gu, nói rằng cô ấy là người “vô ơn” và đang “phản bội đất nước (Mỹ) của mình”.

Vấn nạn từ lâu

Tuy nhiên, sự phân biệt những người phụ nữ Mỹ gốc Á không chỉ giới hạn ở các vận động viên Olympic Mùa đông. Vào tháng 10/2021, vận động viên thể dục dụng cụ người Mỹ gốc Hmong Sunisa Lee đã bị xịt hơi cay bởi một người lạ mặt, liên tục quát tháo những lời phân biệt chủng tộc tục tĩu khi đang lái ôtô. Lúc đó, cô đang đứng cùng một nhóm bạn người Mỹ gốc Á ở Los Angeles trong khi quay chương trình truyền hình Dancing with the Stars.

Các vận động viên ít tên tuổi hơn từ Olympic Tokyo như vận động viên đánh golf Danielle Kang và võ sĩ karate Sukura Kokumai đã chia sẻ về trải nghiệm đối phó với phong trào chống người châu Á, vào mùa hè năm ngoái. Kang cho biết cô ấy đã phải chiến đấu chống lại sự phân biệt chủng tộc trong suốt cuộc đời.

 
 
 
phan biet chung toc, Olympic Bac Kinh, Trung Quoc, My anh 4

Vận động viên đánh golf Danielle Kang chia sẻ rằng cô đã phải đối mặt với sự phân biệt trong suốt cuộc đời. Ảnh:AP.

“Tôi bị yêu cầu trở lại Trung Quốc. Tôi không biết tại sao họ nghĩ Trung Quốc là quốc gia châu Á duy nhất. Tôi cũng bị hỏi có ăn thịt chó vào bữa tối không? Điều đó không có gì mới nhưng các vụ bạo lực vẫn xảy ra xung quanh tôi. Tôi tham gia vào các cuộc đánh nhau và đó là cách trưởng thành", vận động viên người Mỹ gốc Hàn chia sẻ.

Kokumai, người Mỹ gốc Nhật, đã rất tức giận khi phát hiện ra rằng chính người đàn ông đã quấy rối cô với những lời lẽ miệt thị phân biệt chủng tộc cũng đã hành hung một cặp vợ chồng người Mỹ gốc Á lớn tuổi khác.

Nhưng điều đau đớn không kém là sự im lặng của đồng nghiệp khi vụ việc được báo cáo. Huấn luyện viên của Nhật Bản đã báo cho cô ấy về điều đó trước khi các thành viên trong đội Mỹ làm.

“Thật đau lòng khi phía liên đoàn của tôi phải mất quá nhiều thời gian để giải quyết vấn đề này,” Kokumai nói vào mùa hè 2021.

Vào tháng 7/2021, Sunisa Lee trở thành ngôi sao đột phá của Thế vận hội Tokyo khi giành huy chương vàng nội dung cá nhân toàn năng. Sung Yeon Choimorrow, giám đốc điều hành của Diễn đàn Phụ nữ Mỹ gốc Á Thái Bình Dương, cho biết cô cảm thấy mâu thuẫn về cách mọi người nhìn Lee đứng trên bục, với định kiến về người H'mong đã luôn bị gạt ra ngoài lề xã hội.

“Tôi cảm thấy phiền lòng với ý nghĩ chúng ta chỉ được gọi là người Mỹ khi chúng ta trở nên xuất sắc và giành được huy chương cho đất nước", Choimorrow nói.

Theo Zing