leftcenterrightdel
 Tỷ phú Roy Cockrum - Nhà sáng lập quỹ từ thiện mang tên mình - Ảnh: Roy Cockrum Foundation

Vào đầu thập niên 80, ngay sau khi tốt nghiệp đại học, Roy Cockrum đã cố gắng trở thành một diễn viên hành nghề trên những sân khấu lấp lánh ánh đèn ở thành phố New York (Mỹ).

Thế nhưng, đời không như là mơ khi anh chỉ được chấp nhận đóng vai phụ cho bộ phim hài mang tên "Vampire Lesbians of Sodom" với khoản thù lao hết sức khiêm tốn: 40 USD.

Để có thể trang trải cuộc sống hàng ngày, Roy đã phải nhận làm thêm ngoài giờ với công việc viết luận thuê và sửa bài cho sinh viên đại học cùng những đêm thức trắng làm việc đến 2 giờ sáng để có thêm thu nhập.

Mọi thứ đột nhiên thay đổi với Roy vào năm 2014 khi vận may đột nhiên từ trên trời rơi xuống cùng tấm vé số độc đắc đúng vào dịp sinh nhật tuổi 58 của Roy.

leftcenterrightdel
 Roy Cockrum nhận giải thưởng trị giá 259 triệu USD cho tấm vé số độc đắc của mình - Ảnh: AP

Với phần thưởng trị giá 153 triệu USD, thay vì chi tiêu cho bản thân, Roy quyết định trích một nửa số tiền thưởng để sáng lập một quỹ từ thiện mang tên Roy Cockrum chuyên giúp đỡ giới nghệ sĩ và duy trì sự tồn tại của hệ thống các rạp hát trên khắp nước Mỹ.

Theo hãng tin AP, đến nay, đã có 47 tác phẩm sân khấu của Mỹ được nhận hỗ trợ về tài chính với số tiền hơn 25 triệu USD. Roy có câu nói nổi tiếng được ông sử dụng thường xuyên, đó là: "Có dự án nào mà quý anh chị khao khát thực hiện, nhưng không đủ khả năng về tài chính không?".

Đây cũng là cách mà vị tỷ phú người Mỹ này sử dụng để tìm kiếm và hỗ trợ các tác phẩm nghệ thuật ngay từ khi chúng mới được hình thành từ trong "trứng nước".

Đầu năm 2015, Robert Falls, Giám đốc Nghệ thuật của Nhà hát Goodman (Chicago) luôn đau đáu với nỗi ưu tư chất chứa trong nhiều năm về việc không đủ điều kiện tài chính để chuyển thể các tác phẩm văn học kinh điển thành những câu chuyện nhân văn mang nhiều ý nghĩa cuộc sống bằng hình thức sân khấu hóa.

leftcenterrightdel
 Ông Roy Cockrum dành phần lớn tài sản có được để hỗ trợ và phát triển ngành nghệ thuật của nước Mỹ - Ảnh: Arts Knoxville

Đến khi một số vở kịch được công diễn vào đầu năm 2016 nhờ khoản ngân sách 1 triệu USD tài trợ từ Quỹ Roy Cockrum, hầu hết giới phân tích đều bày tỏ sự kinh ngạc khi các tác phẩm nghệ thuật này nhận được sự quan tâm của công chúng "vượt trên mọi kỳ vọng".

Trong hơn 10 năm qua, Quỹ Roy Cockrum đã chứng kiến ít nhất 90% các khoản hỗ trợ tài chính của mình cho xã hội mang lại kết quả hơn cả mong đợi. Nhờ vậy, đã có không ít các tác phẩm kinh điển đã có cơ hội hồi sinh và quay trở lại sân khấu, trong đó có Các tác phẩm "Romeo & Juliet", Hamlet....

Theo phụ nữ TPHCM