Chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 

Kể từ lần đầu tiên lễ trao giải Nobel được tổ chức vào năm 1901 đến nay, tỷ lệ các nhà khoa học nữ được vinh danh rất nhỏ. Ở các lĩnh vực y học, vật lý và hóa học, các nhà khoa học nam gần như thống trị. Năm 2021, gần như tất cả giải thưởng này đều được trao cho những nhà nghiên cứu là nam. Năm nay, hai giải thưởng đầu tiên y học và vật lý cũng được trao cho nam giới.

Đối với một số nhà phê bình, kết quả này càng cho thấy sự thiên vị mang tính hệ thống trong khoa học. Dù ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia nghiên cứu khoa học nhưng thực tế là phụ nữ ít có khả năng được tín nhiệm hoặc được đặt ở vị trí là tác giả chính trên các bài báo về nghiên cứu khoa học. Nhiều người cho rằng nguyên nhân có thể là do cách tiếp cận thận trọng của hội đồng Nobel.

Giải Nobel 2022 sẽ tiếp tục trao cho lĩnh vựcHóa học (ngày 5/10) Nobel Văn học (6/10) và Nobel Hòa bình sẽ được công bố vào ngày 7/10 và giải thưởng kinh tế vào ngày 10/10.

Thay vì làm đúng di chúc của Alfred Nobel là trao giải cho những phát minh, sáng chế “trong năm trước đó”, các nhà khoa học thường chỉ được trao giải cho những công trình từ thập niên trước. Thậm chí, ủy ban Nobel thường tôn vinh những tiến bộ đã xảy ra cách đây ba, bốn thập niên. Thời điểm đó có ít phụ nữ ở vị trí cấp cao trong các lĩnh vực khoa học. 

“Hai thập niên trước, rất hiếm hoi có một phụ nữ được đề cử giải Nobel. Nhưng chúng tôi nhận thấy ngày càng có nhiều phụ nữ hơn trong hàng ngũ các nhà nghiên cứu hàng đầu. Đó là lý do tôi nói rằng giải Nobel chắc chắn sẽ được trao cho phụ nữ nhiều hơn và sẽ đa dạng hơn về mặt địa lý” - David Pendlebury - nhà phân tích cấp cao tại Clarivate Analytics - nhận xét. Điển hình là năm 2020, hai nhà khoa học nữ là Emmanuelle Charpentier và Jennifer A.Doudna đoạt giải Nobel hóa học. Còn bà Andrea Ghez là một trong ba người đoạt giải Nobel vật lý. Năm 2018, thế giới cũng chứng kiến người phụ nữ đầu tiên thắng giải Nobel vật lý kể từ năm 1963.

Nhiều nhà khoa học nữ xứng đáng được giải  

Mary-Claire King, phải, nhà di truyền học người Mỹ, người đã xác định một gen làm tăng tính dễ bị tổn thương đối với bệnh ung thư vú khi ở dạng đột biến
Mary-Claire King, nhà di truyền học người Mỹ, người đã xác định một gen làm tăng tính dễ bị tổn thương đối với bệnh ung thư vú khi ở dạng đột biến

Thời gian qua, có nhiều nhà khoa học nữ mà theo thế giới đánh giá, rất xứng đáng được trao giải Nobel nhưng đến nay vẫn chưa được gọi tên. Như vào những năm 1970, nhiều nghiên cứu về ung thư được tập trung vào vi-rút. Thế nhưng, nữ giáo sư Mary-Claire King - hiện làm việc tại Đại học Y khoa Washington (Mỹ) - đã có cách tiếp cận mới.

Với nền tảng nghiên cứu sự khác biệt về gen giữa người và tinh tinh, bà đã phát hiện ra vai trò của đột biến gen BRCA1 trong ung thư vú và ung thư buồng trứng. Phát hiện này đã tạo điều kiện cho thí nghiệm di truyền nhằm xác định những phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao, cũng như các bước giảm nguy cơ của họ như sàng lọc bổ sung và phẫu thuật phòng ngừa.

nU74 TIE61N SI4 Katalin Kariko đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển vắc xin mRNA.
Nữ tiến sĩ Katalin Kariko đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển vắc xin mRNA.

Hay với nữ tiến sĩ Katalin Karikó - người được cả thế giới biết đến khi vắc-xin COVID-19 của Pfizer ra đời. Cùng với giáo sư Drew Weissman, bà đã đi tiên phong trong phương pháp sử dụng mRNA tổng hợp để chống lại bệnh tật. Năm 2021, nhiều dự đoán bà sẽ được vinh danh, nhất là khi bà đã giành được giải thưởng Lasker năm 2021, nhưng cuối cùng giải Nobel vẫn chưa gọi tên bà.

Một nhà khoa học nữ khác là bà Jocelyn Bell Burnell - nhà vật lý đến từ Bắc Ireland - đã góp phần vào việc phát hiện sao xung, một hiện tượng thiên văn khó giải thích trong thời gian học thạc sĩ tại Đại học Cambridge. Năm 2018, bà đã được trao Giải thưởng đột phá đặc biệt về vật lý cơ bản với giải thưởng 2,3 triệu bảng Anh. 

Công việc của Tiến sĩ Marilyn Gaston, bên trái, đảm bảo rằng trẻ em được sàng lọc bệnh hồng cầu hình liềm khi mới sinh.
Công việc của Tiến sĩ Marilyn Gaston là đảm bảo rằng trẻ em được sàng lọc bệnh hồng cầu hình liềm khi mới sinh.

Tiếp đó, tiến sĩ Carolyn Bertozzi (Đại học Stanford) - người được cho là tiên phong trong lĩnh vực mới hóa học sinh học. Bà đã giành được giải thưởng Wolf về lĩnh vực hóa học trong năm nay. Riêng nữ tiến sĩ Marilyn Hughes Gaston đã dành phần lớn cuộc đời mình để tìm hiểu về bệnh hồng cầu hình liềm, một tình trạng di truyền trong đó cơ thể không thể sản xuất hemoglobin bình thường.

Năm 1986, bà công bố kết quả nghiên cứu đột phá chứng minh tính hiệu quả khi điều trị bằng penicillin trong thời gian dài cho trẻ em mắc bệnh để ngăn ngừa nhiễm trùng. Từ đó, mọi đứa trẻ được sàng lọc bệnh hồng cầu hình liềm khi mới sinh.

Với những thành tựu khoa học lớn lao như vậy, hy vọng nhiều nhà khoa học nữ sẽ sớm được vinh danh ở giải Nobel. 

Theo phụ nữ TPHCM