"Bùa hộ mệnh"

Hoạt động do Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống tai nạn đuối nước, thu hút sự quan tâm của nhiều người đang sống và làm việc tại TP.HCM.

Vì sao chúng ta nên để thẻ thông tin y tế khẩn cấp thông minh vào ví? - Ảnh 1.

Chuyên gia khuyên mỗi người nên mang bên mình thẻ thông tin y tế khẩn cấp thông minh để bảo vệ bản thân trong những trường hợp khẩn cấp.

CAO AN BIÊN

Sự kiện có sự góp mặt của ông Hồ Thái Bình, Giám đốc Survival Skills Vietnam, là chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo dịch vụ cứu hộ lướt sóng và an ninh hồ bơi. Mở đầu hội thảo, ông Bình nhấn mạnh về tầm quan trọng của một tấm thẻ thông tin y tế khẩn cấp thông minh, mà mỗi người cần mang bên người.

Tấm thẻ với các thông tin cá nhân như họ tên, nhóm máu, bệnh mãn tính, thông tin dị ứng, thông tin và cách liên lạc người thân cũng như những hướng dẫn sơ cứu trong trường hợp khẩn cấp... có thể giúp đỡ chúng ta trong trường hợp nguy cấp như gặp tai nạn. 

Theo đó, trong trường hợp xấu xảy ra, thẻ thông tin y tế khẩn cấp thông minh có thể như một "lá bùa hộ mệnh" giúp chúng ta có được sự trợ giúp y tế nhanh hơn nếu không may chúng ta bất tỉnh hoặc giúp người sơ cứu biết cách gọi xe cứu thương hoặc sơ cứu đúng cách khi khẩn cấp. 

"Tấm thẻ này nên luôn được giữ ở những nơi dễ dàng tìm thấy trên người như ví", ông Bình đưa ra lời khuyên.

Làm gì khi gặp tai nạn đuối nước?

Nội dung chính của hội thảo xoay quanh những hướng dẫn về phòng chống đuối nước. Theo chuyên gia, đuối nước là một trong những nguyên nhân tai nạn gây tử vong nhanh nhất nếu nạn nhân không được điều trị kịp thời trước khi được tiếp cận với sự trợ giúp y tế chuyên nghiệp. 

Vì sao chúng ta nên để thẻ thông tin y tế khẩn cấp thông minh vào ví? - Ảnh 2.

Sự kiện nhận được sự quan tâm của nhiều người.

CAO AN BIÊN

Vì sao chúng ta nên để thẻ thông tin y tế khẩn cấp thông minh vào ví? - Ảnh 3.

Chuyên gia hướng dẫn về phòng chống chống đuối nước.

CAO AN BIÊN

Ở Việt Nam, đuối nước là một vấn đề cần được lưu ý, đặc biệt ở trẻ em khi mỗi ngày có từ 6 - 10 trẻ dưới 15 tuổi tử vong do đuối nước. Nạn nhân sống sót sau khi đuối nước, có người may mắn hồi phục hoàn toàn, có người phải sống cả đời với những vết thương nặng và di chứng do đuối nước như suy hô hấp cấp, viêm phổi, tổn thương não…

Hội thảo giúp người tham gia nhận biết được các dấu hiệu của người bị đuối nước, hiểu được cơ chế đuối nước, từ đó có sự phòng tránh cho bản thân và những người xung quanh.

Bên cạnh đó, người tham gia cũng được chuyên gia hướng dẫn các phương pháp tiếp cận với người đuối nước, cách đưa người đuối nước vào bờ an toàn cho cả nạn nhân và người cứu hộ, cách sơ cứu người bị đuối nước. Từ đây, chúng ta có thể biết được nguyên nhân để phòng, tránh tai nạn đuối nước xảy ra với bản thân và những người xung quanh.

Theo Thanh niên