Người có phúc lông chân dày
Quan niệm “Người có phúc thì lông chân dày …” có thể hiểu đơn giản theo nghĩa đen.
Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của di truyền, chúng ta đều biết rằng một người có lông chân dài hay không do gen quyết định, đó là điều tự nhiên. Vậy chúng ta phải hiểu và vận dụng như thế nào với kinh nghiệm truyền lại của người xưa? Đó là chưa kể ngày nay mọi người quan tâm nhiều hơn đến việc không có lông chân, vậy làm sao để nhận diện?
Theo quan điểm ngày nay, câu này có vẻ không hợp lý ở mọi phương diện. Nhưng nếu xét bối cảnh nó bắt nguồn từ thời đại nông nghiệp ngày xưa ta mới thấy hết ý nghĩa sâu xa của nó.
Thời xưa, con người chưa làm chủ được công nghệ chế tạo máy móc hiện đại, cũng như chưa có các phương tiện dự báo thời tiết chính xác. Người nông dân phải đích thân tham gia vào mọi hoạt động nông nghiệp. Đại đa số người dân kiếm sống bằng nghề nông.
Ảnh minh họa.
Dù là làm ruộng dưới bùn hay cày bừa làm cỏ trên sườn đồi đều phải dùng sức người. Trong quá trình làm lúa nước, chân của người nông dân thường xuyên bị lấm bùn. Lớp bùn đất dính vào da thịt lên cao đến đầu gối. Rồi sau đó họ phải rửa sạch sẽ lớp bùn dính đó đi. Có lúc bùn đất đã khô, khi thì còn ướt. Việc này lặp đi lặp lại nhiều ngày khiến cho chân người nông dân ngày càng ít lông đi.
Chưa bàn đến thời gian lâu dài qua các thế hệ con nhà nông thì việc này thôi cũng đã khiến họ có lượng lông chân ít hơn người khác.
Với câu “người có phúc lông chân dày”, những người thường xuyên làm việc đồng áng, chịu tác động của môi trường thì lông chân sẽ thưa hơn. Những người không phải làm việc hàng ngày đa phần là những người giàu có không phải trực tiếp làm nông nên lông chân sẽ dày hơn. Họ là những địa chủ, gia đình giàu có,...
Trong mắt người xưa, họ là những người có phúc, bởi họ không phải làm việc dưới đất, cũng không phải làm việc dưới nắng gió. Họ có những bộ quần áo sang trọng, họ có phương tiện đi lại khi ra ngoài... Chính môi trường sống ưu việt ấy đã khiến những con người sung sướng này không bị cuộc sống bó buộc như những người nông dân bình thường lông chân mọc hoang.
Đây có thể là cách kiến giải tốt nhất cho quan niệm của người xưa về sự liên quan giữa lông chân với phúc đức tự thân mỗi người.
Người vô phúc chân chạy ngược xuôi
Sử dụng cách kiến giải như ở trên cũng có thể lí giải được vì sao người vô phúc lại phải chạy ngược xuôi. Vì cuộc sống vất vả nên họ phải làm càng nhiều hơn để đảm bảo cơm ăn áo mặc.
Từ đây, ta có thể thấy được đạo lý của người xưa. Ăn ở phúc đức thì đời người sẽ được thong thả đủ đầy, ăn ở thất đức thì sớm muộn gì cũng gặp chuyện không như ý, nhọc thân.
Ảnh minh họa.
Niềm hy vọng vào cuộc sống tốt hơn
Có thể thấy rằng quan niệm trên hợp lý trong môi trường xã hội thời xưa nhưng không vận dụng được hết 100% cho cuộc sống hiện đại ngày nay.
Đằng sau những câu tục ngữ này, thực sự ẩn chứa niềm hy vọng vô tận của người xưa về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ hy vọng sẽ tìm được điểm chung nào đó với những người may mắn, hy vọng rằng họ hoặc người thân của họ cũng sẽ trở thành một người may mắn như vậy.
Người xưa luôn khuyên dạy con cháu về phúc đức. Họ biết rõ sự giàu có hay nghèo khó của mỗi người đều gắng liền với phúc đức nên luôn răng dạy con cháu làm việc thiện, tích đức để đời sống hạnh phúc, tránh rơi vào cảnh mỏng phúc mà vất vả long đong.
Theo giadinhonline.vn