Ảnh minh họa: Shutterstock

Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Viện lão hóa sinh học Max Planck (Đức) thực hiện, theo Mirror.
Để phát triển phương pháp xét nghiệm máu, nhóm nghiêm cứu đã phân tích dữ liệu thu thập từ hơn 44.000 người, tuổi từ 18 đến 109. Trong đó, hơn 5.500 người đã qua đời trong quá trình theo dõi này.
Những phân tích cho thấy 14 dấu ấn sinh học có liên quan đến nguy cơ chết sớm. Những dấu ấn sinh học này thuộc nhiều yếu tố khác nhau, từ khả năng miễn dịch, lưu chuyển chất béo trong cơ thể, tình trạng viêm nhiễm đến mức độ kiểm soát đường huyết.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy mức độ dự đoán chính xác về nguy cơ tử vong trong vòng 5 đến 10 năm tới dựa trên mô hình dấu ấn sinh học và giới tính là hiệu quả hơn so với các mô hình thông thường, nhà khoa học Joris Deelen, người dẫn đầu nghiên cứu, cho biết.

Tuy nhiên, ông cũng cho biết để phương pháp xét nghiệm máu này được đưa vào lâm sàng thì cần phải nghiên cứu sâu hơn và hoàn thiện hơn. Các chuyên gia tin rằng những gì vừa phát hiện được dù chưa sẵn sàng để áp dụng rộng rãi nhưng nó được coi là một bước tiến thú vị, theo Mirror.

Theo Thanh Niên