Bà Catia Lattouf sống ở thủ đô Mexico của đất nước Mexico. Từ năm 2011 đến nay, bà đã biến căn hộ của mình ở khu Polanco thành "trạm xá" để cứu giúp những chú chim ruồi bị thương, bị bệnh hoặc còn quá nhỏ, theo bản tin của hãng thông tấn AP ngày 9/8. 

Bà Catia Lattouf tạo dáng chụp ảnh cùng những chú chim ruồi do bà chăm sóc, trong căn hộ kiêm “trạm xá” ở thành phố Mexico – Ảnh: AP
Bà Catia Lattouf bên những chú chim ruồi do bà chăm sóc - Ảnh: AP
Một chú chim ruồi bay trong nhà của bà Lattouf. Nơi ở của người phụ nữ 73 tuổi cũng là chốn nương thân của khoảng 60 chú chim như vậy – Ảnh: AP
Một chú chim ruồi bay trong nhà của bà Lattouf, nơi ở của người phụ nữ 73 tuổi cũng là "nhà" của khoảng 60 chú chim - Ảnh: AP
Bà Lattouf trò chuyện với Marcelo Brito về chú chim ruồi non được tìm thấy trong vườn nhà anh này. Đó là bệnh nhân mới nhất của bà, do anh Brito giải cứu sau khi chú chim rơi từ tổ. Bà Lattouf nhận định: “Đó là một con chim ruồi mỏ rộng” – Ảnh: AP
Bà Lattouf nói chuyện với anh Marcelo Brito về chú chim ruồi non được tìm thấy trong vườn nhà anh. Chú chim là "bệnh nhân" mới nhất của bà, chú được anh Brito giải cứu sau khi rơi từ tổ - Ảnh: AP
Bà Catia Lattouf chăm sóc một chú chim ruồi non. Bà cho biết: “Hầu hết bệnh nhân của tôi là chim non. Nhiều bé bị gãy cánh lúc được mang đến đây” – Ảnh: AP
Bà Catia Lattouf chăm sóc một chú chim ruồi non. Bà cho biết: “Hầu hết bệnh nhân của tôi là chim non. Nhiều bé bị gãy cánh lúc được mang đến đây” - Ảnh: AP
Bà Lattouf nhận định tình hình của chú chim mới đến. Theo vị “bác sĩ thú y” tự nguyện, chim ruồi bị gãy cánh thường do va chạm với đồ vật hoặc rơi từ tổ xuống – Ảnh: AP
Bà Lattouf nhận định tình hình của chú chim mới đến. Theo bà, chim ruồi bị gãy cánh thường do va chạm với đồ vật hoặc rơi từ tổ xuống - Ảnh: AP
Những chú chim ruồi đang phục hồi trong nhà bà Lattouf. Nhiều trường hợp quay trở lại tự nhiên, một số chú chim không qua khỏi được chôn gần tòa chung cư nơi bà ấy sống – Ảnh: AP
Những chú chim ruồi đang phục hồi tại nhà bà Lattouf. Nhiều chú chim đã quay trở lại tự nhiên sau đó, một số chú chim không qua khỏi được chôn gần tòa chung cư nơi bà sống - Ảnh: AP
Bà Lattouf có một cộng tác viên là Cecilia Santos, biệt danh là “bảo mẫu chim ruồi”. Đôi khi, họ cùng chăm sóc những chú chim từ 5 giờ sáng đến tận đêm khuya. Trong ảnh, bà Santos đang sử dụng ống nhỏ mắt để cho chim ruồi ăn – Ảnh: AP
Bà Lattouf có một cộng tác viên là cô Cecilia Santos, biệt danh là “bảo mẫu chim ruồi”. Đôi khi, họ cùng chăm sóc những chú chim từ 5g sáng đến tận đêm khuya. Trong ảnh, cô Santos đang sử dụng ống nhỏ mắt để cho chim ruồi ăn - Ảnh: AP
Lòng bác ái của bà Lattouf đã trở thành nguồn cảm hứng cho những người yêu chim, từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp, trên khắp Mexico và các vùng của Mỹ Latin. Bà Lattouf đã bày trí các nhánh cây trong nhà mình để chim ruồi có chỗ đậu – Ảnh: AP
Tình yêu với động vật của bà Lattouf đã trở thành nguồn cảm hứng cho những người yêu chim trên khắp Mexico và các vùng của Mỹ Latin. Bà Lattouf đặt các nhánh cây trong nhà để các chú chim có chỗ đậu - Ảnh: AP
Từ một cơ sở không chuyên, trạm xá của bà Lattouf đôi khi “chia lửa” cho những cơ sở thú y chuyên nghiệp của Mexico. Nhà điểu học María del Coro Arizmendi cho biết, Đại học Tự trị Quốc gia Mexico, đôi khi vì thiếu nguồn lực, thời gian và không gian, cũng chuyển các trường hợp đến chỗ bà Lattouf – Ảnh: AP
Từ một cơ sở không chuyên, trạm xá của bà Lattouf đôi khi còn hỗ trợ các cơ sở thú y chuyên nghiệp của Mexico. Nhà điểu học María del Coro Arizmendi cho biết, đôi khi một số chú chim được chuyển từ Đại học Tự trị Quốc gia Mexico đến nhà bà Lattouf, vì thiếu nguồn lực, thời gian và không gian - Ảnh: AP
Nhà điểu học Arizmendi cho biết, có 22 loài chim ruồi chỉ riêng ở thủ đô Mexico, phổ biến nhất là chim ruồi mỏ rộng và chim ruồi berylline. Trên đất nước Mexico, có khoảng 57 loài. Trên khắp châu Mỹ, có khoảng 350 loài. Trong ảnh, một chú chim đang uống mật hoa – Ảnh: AP
Nhà điểu học Arizmendi cho biết, ở thủ đô Mexico có 22 loài chim ruồi, phổ biến nhất là chim ruồi mỏ rộng và chim ruồi berylline. Tại đất nước Mexico có khoảng 57 loài. Trên khắp châu Mỹ có khoảng 350 loài. Trong ảnh, một chú chim đang uống mật hoa - Ảnh: AP
Bà Lattouf cho biết, chính bà cũng được các chú chim cứu chữa. Công việc này đã giúp kéo bà ra khỏi nỗi buồn và sự cô đơn, sau cái chết của chồng bà vào năm 2009 và sau khi bà được chẩn đoán ung thư ruột kết vào năm 2011. Bà phải bán 5 cửa hàng cao cấp của mình để chữa bệnh. Trong ảnh, bà Lattouf đang dùng ống nhỏ mắt để cho chim ăn – Ảnh: AP
Bà Lattouf cho biết, bà đã được chữa lành bởi các chú chim. Công việc chăm sóc chúng đã giúp bà bước ra khỏi nỗi buồn và sự cô đơn, sau khi chồng bà qua đời vào năm 2009, và sau khi bà được chẩn đoán ung thư ruột kết vào năm 2011. Bà đã phải bán 5 cửa hàng cao cấp của mình để chữa bệnh - Ảnh: AP
Bà Lattouf vẫn còn nhớ, bệnh nhân thứ nhất là một chú chim ruồi bị tổn thương mắt sau khi giao tranh với đồng loại. Một người bạn bác sĩ thú y đã khuyến khích bà giúp đỡ chú chim, sau đó được đặt tên là Gucci, theo nhãn hiệu ưa thích của bà. Bà Lattouf nói về 9 tháng sống chung với chú chim: “Bé đã viết cho tôi một cuộc đời mới” – Ảnh: AP
Bà Lattouf cho biết, bà vẫn còn nhớ, "bệnh nhân" đầu tiên là một chú chim ruồi bị thương ở mắt. Một người bạn là bác sĩ thú y đã khuyến khích bà giúp đỡ chú chim, sau đó bà đặt tên chú chim là Gucci theo thương hiệu ưa thích của bà. Nói về 9 tháng sống chung với chú chim, bà chia sẻ: “Bé đã viết cho tôi một cuộc đời mới” - Ảnh: AP

Theo phụ nữ TPHCM